221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1128931
Arab Saudi cam kết “ổn định” thị trường dầu thế giới
1
Article
null
Arab Saudi cam kết “ổn định” thị trường dầu thế giới
,

Tuyên bố trong cuộc họp G20 tại Washington ngày 15/11 vừa qua, Quốc vương Abdullah khẳng định Arab Saudi sẽ chung tay với thế giới làm giảm sự căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu hiện nay bằng việc duy trì sự ổn định trên các thị trường dầu mỏ và thúc đẩy nền kinh tế của nước mình với việc tiếp tục đầu tư vào các dự án hạ tầng.

>>> Toàn cảnh khủng hoảng tài chính - ngân hàng 2008
>>> Theo dòng sự kiện cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Arab Saudi cho biết sẽ giúp làm giảm sự căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu hiện nay bằng việc duy trì sự ổn định trên các thị trường dầu mỏ và tăng cường đầu tư vào các dự án hạ tầng. (Ảnh: AP)

“Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện vai trò của mình trong việc bảo đảm sự ổn định trên thị trường dầu thế giới”, Quốc vương Abdullah nói trong một tuyên bố sau cuộc họp Thượng định G20 kéo dài 5 tiếng đồng hồ.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục chương trình đầu tư của chính phủ tập trung vào các dự án cơ bản và dịch vụ”, ông Abdullah nói và hy vọng tổng số chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, bao gồm lĩnh vực dầu mỏ sẽ vượt 400 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.

Trong cuộc họp Thượng đỉnh G20, lãnh đạo các nước đã đồng ý rằng cần phải có thêm nhiều hành động để cứu vãn nền kinh tế thế giới trong khi đó cũng phải tăng cường quản lý các thị trường tài chính.

“Các quốc gia nên hành động riêng rẽ theo cách mình cho là hợp lý để đối phó với các vấn đề kinh tế trong nước”, tuyên bố được phát đi từ Nhà Trắng sau cuộc họp Thượng đỉnh G20.

Abdullah, đại diện duy nhất của khu vực vùng Vịnh trong cuộc họp cho biết khu vực này không thể tránh khỏi những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và cho biết thêm “Arab Saudi sẽ tiếp tục phối hợp với các nước Arab nhằm giảm những tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu”.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hôm 13/11 đã quyết định sẽ nhóm họp tại Cairo vào cuối tháng này trong bối cảnh giá dầu rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 21 tháng qua, khoảng trên 55 USD/thùng (so với mức cao kỷ lục là 147,27 USD/thùng ghi nhận vào ngày 11/7).

Trước đó, ngày 24/10 tổ chức này đã quyết định cắt giảm sản lượng dầu bớt 1,5 triệu thùng/ngày nhằm ngăn chặn đà suy thoái của giá dầu. Theo các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ dầu của nền kinh tế suy giảm mạnh từ đầu năm 2008 và cung dầu được cho là vẫn đang vượt cầu.

Trong nhiều tuyên bố gần đây, một số nước OPEC cho rằng giá dầu “hợp lý” nằm ở khoảng 70-90 USD/thùng.

Cũng trong tuyên bố sau cuộc họp Thượng đỉnh G20, Quốc vương Abdullah của Arab Saudi cho rằng “Arab Saudi đang hy sinh quá nhiều, trong đó có việc duy trì sản lượng sản xuất dầu thêm với chi phí cao với khoảng 2 triệu thùng/ngày”.

G20 được hình thành gần một thập kỷ qua, nhưng chưa bao giờ nhóm này được thế giới quan tâm như hiện nay. Trước đây, thế giới chỉ quan tâm tới G7 hoặc G8 nhưng nay khi nền tài chính toàn cầu đang bên bờ vực thẳm và nền kinh tế giới đang rơi vào suy thoái thì người ta cần một sự phối hợp hành động chung từ rất nhiều nước.

Các thành viên G20 bao gồm: Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu.

Phần Lan và Tây Ban Nha và một số tổ chức như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn ổn định tài chính thế giới (the Financial Stability Forum) và Liên hiệp quốc (UN) cũng tham dự cuộc họp Thượng đỉnh G20.

  • Hà Linh (Theo Bloomberg, Reuters, Gulfnews)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,