221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1130581
Vì sao giá xăng dầu trong nước chưa giảm tiếp?
1
Article
null
Vì sao giá xăng dầu trong nước chưa giảm tiếp?
,

 - Giá dầu thế giới tiếp tục đứng ở mức thấp, giá bán lẻ xăng dầu một số nước trong khu vực đã hoặc sẽ giảm, liệu giá xăng dầu nước ta có thể giảm thấp hơn mức hiện nay và mặt hàng này đã vận hành đúng theo cơ chế thị trường?

Trao đổi về vấn đề này, đại diện Petrolimex cho biết, mức giá hiện nay đã là cố gắng lớn của doanh nghiệp.

"Với mặt bằng giá thế giới hiện tại thì khó có thể giảm hơn nữa vì doanh nghiệp sẽ lỗ. Trong tháng 10 và tháng 11//2008, sau khi đã giảm giá, doanh nghiệp không lỗ nhưng không thực hiện được mục tiêu thu vốn về trả ngân sách. Dự định thu 200 tỷ để trả ngân sách nhưng chỉ thu được 170 tỷ đồng"- vị này nói.

Gần 50% giá mỗi lít xăng là tiền thu vào ngân sách. (Ảnh: VNN)

Từ phía cơ quan quản lý, các chuyên gia Cục Quản lý giá đều cho rằng, giá bán lẻ xăng dầu đã được tính rất sát và khó có khả năng giảm thêm với mặt bằng giá thế giới hiện nay.

Mặt bằng giá bán lẻ xăng dầu của một số nước xung quanh hiện là  bao nhiêu? Thông tin cập nhật mới nhất cho thấy, tại Malaysia từ tháng 8/2008, giá xăng RON97 đã giảm 5,6% xuống 2,55 riggit (tương đương 11.950 đồng/lít), trong khi giá dầu diesel ở mức 2,5 riggit (tương đương 11.716 đồng/lít). Chính phủ Malaysia sẽ giữ giá xăng không vượt quá 2,7 riggit/lít (tương đương 12.653 đồng/lít) trong năm 2008.

Còn tại Trung Quốc, giá xăng 93 (loại xăng được dùng phổ biến tại nước này) có giá 5,9 NDT/lít (tương đương 14.611 đồng/lít). Giá dầu diesel (grade 0 diesel) giá 6,02 NDT/lít (tương đương 14.909 đồng/lít).

Mặc dù vậy, một số hãng xăng dầu tư nhân tại Trung Quốc đang rục rịch hạ giá bán lẻ. Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch áp thuế xăng dầu, dự đoán khoảng 30% và có thể đồng thời giảm giá xăng dầu bán lẻ khoảng 20%.

Nhìn nhận về mặt bàng giá bán lẻ xăng dầu giữa nước ta và một số nước, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thương mại cho biết, tuy không nắm cụ thể giá các nước thế nào. Nhưng để so sánh sự đắt rẻ là rất khó vì điều đó còn phụ thuộc vào cơ cấu giá mỗi nước mà cụ thể là chính sách thuế, lệ phí khác nhau.

"Chúng ta không có dữ liệu chi tiết thì rất khó so sánh"- ông Tuyển nói.

Về cơ bản, cơ cấu giá xăng dầu ở nước ta hiện nay phải chịu những khoản thuế, phí gồm: 25% thuế nhập khẩu; 10% thuế tiêu thụ đặc biệt; 10% thuế VAT;  500 đồng lệ phí/lít và 1.000 đồng/lít để bù lỗ ngân sách.

"Tính ra gần 50% giã mỗi lít xăng dầu là thu về ngân sách"- đại diện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói.

Bên cạnh đó, theo một chuyên gia thuộc Tổ điều hành thị trường trong nước, giá xăng bán lẻ dầu cần phải dựa trên đặc điểm thị trường mỗi nước. Nếu nước đó đã thực hiện chính sách thị trường từ lâu thì khi giá xăng thế giới lên cao thì họ cũng lên cao và khi xuống thấp họ cũng xuống thấp nhanh hơn. Ngược lại, với những nước còn có "bao cấp" thì khi giá thế giới lên cao sẽ không tăng quá mạnh nhưng khi thế giới xuống thì cũng xuống chậm hơn.

Mặt khác, cũng không thể bỏ qua cơ cấu nguồn xăng dầu mỗi nước. Nếu nước đó sản xuất hoàn toàn hay tự chủ được phần lớn xăng dầu thì giá xăng dầu sẽ rẻ vì bớt được nhiều khoản thuế và nếu có nhập khẩu thì giá nhập khẩu cũng sẽ bị điều chỉnh bởi giá trong nước sản xuất. 

Thừa nhận, Malaysia có mức giá rẻ hơn Việt Nam, vị chuyên gia cho biết, thực chất Malaysia luôn có giá rẻ hơn Việt Nam vì họ là nước sản xuất được xăng dầu nên giá dầu không phải chịu một số khoản thuế và họ có chính sách trợ giá rất mạnh. Chính sách này vừa được dỡ bỏ khi giá dầu thế giới giảm.

Cũng là chuyện chính sách, trao đổi với VietNamNet, một doanh nhân kinh doanh xăng dầu nói rằng giá bán lẻ xăng dầu đắt hay rẻ thì điều quan trọng nhất là  ngân sách muốn thu bao nhiều từ nguồn xăng dầu.  

  •  P.V

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,