221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1131735
Nền kinh tế có cần gói giải pháp tài chính?
1
Article
null
Nền kinh tế có cần gói giải pháp tài chính?
,

 - Có ý kiến cho rằng khủng hoảng kinh tế chưa tác động mạnh đến Việt Nam, hệ thống ngân hàng chưa đến mức rủi ro nên chưa cần nghĩ đến gói giải pháp tài chính. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, gói giải pháp tài chính không phải là để cứu hay chống đỡ, mà để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, căn bản và bền vững.

Tại buổi hội thảo “Kinh tế Việt Nam trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu” do Báo Đầu tư phối hợp với Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức tại TP.HCM ngày 18/11, một đại diện của Công ty chứng khoán Âu Lạc đặt vấn đề: “Các quốc gia như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản… đều có gói giải pháp tài chính để giải cứu nền kinh tế. Vậy VN có cần phải có gói giải pháp tương tự?”

Một số kiến cho rằng gói giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Ảnh: Đặng Vỹ

Chưa cần thiết

Một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng - chứng khoán không muốn nêu tên, cho rằng VN chưa cần phải tính tới gói giải pháp tài chính.

Theo chuyên gia này, khủng hoảng tài chính thế giới có tác động nhưng chưa thực sự gây ra khủng hoảng kinh tế ở VN. Hai là nền kinh tế trong nước vẫn còn chưa đến mức phải cứu hộ. Cụ thể, các chỉ số kinh tế dù có giảm hơn năm 2007, song vẫn ở mức khá. GDP năm 2008 có thể đạt đến 6,7%, chỉ số CPI tháng 9 và 10 cho thấy lạm phát được kìm chế. Ba là hiện lãi suất ngân hàng đã hạ xuống khá thấp, nhưng DN vẫn không vay mạnh, chứ không phải thiếu vốn.

Tiến sĩ Lê Vũ Nam, Chủ nhiệm ngành Luật Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán Khoa Kinh tế ĐHQG TP.HCM, cho rằng thông thường các nước đưa ra gói giải cứu nền kinh tế nhưng đều rót vào ngân hàng. Nhưng ở VN tình hình ngân hàng không đến nỗi quá bi quan, chưa có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

“Hệ thống ngân hàng còn 50.000 tỷ đồng sẵn sàng cho vay, DN chưa tiếp cận, vậy ta đâu phải thiếu tiền?”

Tiến sĩ Nam cho rằng, giải pháp hiện tại là thị trường, đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, chẳng hạn kích cầu, xuất khẩu…, từ đó tạo đầu ra cho đồng vốn, chứ không phải là nguồn vốn.

Chuyên gia không nêu tên cho rằng, với bối cảnh chưa đến mức trầm trọng, thậm chí đã có dấu hiệu tốt dần, nói đến chuyện “gói giải pháp tài chính”, không khéo sẽ làm tình trạng tâm lý nặng nề thêm.

Thúc đẩy nền kinh tế

Trong một lần trao đổi với báo chí, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, Tổng giám đốc Công ty bất động sản T.T.N.T, cũng đặt vấn đề tương tự: “8 giải pháp của Chính phủ trước mắt là chữa lâm sàng, còn lâu dài chữa cho dứt căn bệnh và phục hồi sức khỏe thì phương thuốc nào?”

Thạc sĩ Đinh Thế Hiển - Giám đốc Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng - cho rằng gói giải pháp tài chính là rất cần thiết.

Tại một cuộc hội thảo do trường Đại học Kinh tế tổ chức tại TP.HCM ngày 13/11, các chuyên gia kinh tế thống nhất kiến nghị lên Chính phủ là phải có một gói giải pháp tài chính. Nguồn lực chính là các quỹ trong nước như Quỹ Cổ phần hóa, Quỹ Bảo lãnh tiền gửi ngân hàng, Quỹ Bình ổn…

Theo các chuyên gia, gói giải pháp này không phải là để cứu nền kinh tế, mà là để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và bền vững.

“Không nên nhìn giai đoạn này chỉ là khó khăn, mà còn là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế, theo hướng bền vững”, thạc sĩ Hiển nói.

Những lĩnh vực quan trọng như các tập đoàn sử dụng nguồn đầu tư lớn, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài, xuất khẩu dầu thô, cán cân thương mại xuất nhập khẩu, tình hình bấp bênh của sản xuất, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào… đều đã có những dấu hiệu cho thấy thiếu sự bền vững và có bất ổn của nền kinh tế từ nhiều năm qua.

Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, không thể ngay lập tức có những giải pháp thay đổi, bởi sẽ xảy ra những đột biến, đổ vỡ phải mất nhiều thời gian để khắc phục.

Vậy nên, giai đoạn này là cơ hội để thực hiện những dự định cơ cấu lại. Gói giải pháp không phải như Mỹ là cứu đỡ nền kinh tế, mà là để thúc đẩy các yếu tố căn bản của nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Chẳng hạn hỗ trợ và phát triển thị trường bất động sản, hỗ trợ DN nhỏ và vừa, phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cơ sở hạ tầng công nghệ, giao thông…

“Khi vốn đầu tư nước ngoài giảm, xuất khẩu giảm sút, thì gói giải pháp này mang tính kích cầu. Kích cầu không hiểu theo nghĩa bị động, mà là phát triển nền kinh tế một cách tích cực”, theo Thạc sĩ Đinh Thế Hiển.

  • Đặng Vỹ
    Thư phản hồi:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,