Cổ phiếu lao dốc trên hai sàn, HASTC-Index xuống dưới 100 điểm
Cập nhật lúc 12:13, Thứ Tư, 26/11/2008 (GMT+7)
- Không thể trụ thêm được nữa, cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội lao dốc trong bối cảnh sức cầu trên thị trường ngày càng thấp. Chỉ số HASTC-Index lần đầu tiên trong lịch sử đã rớt xuống dưới ngưỡng 100 điểm. Chỉ số VN-Index cũng đã lập đáy mới.
>>> Toàn cảnh khủng hoảng tài chính - ngân hàng 2008
>>> Theo dòng sự kiện cuộc khủng hoảng tài chính 2008
Cầu giảm thê thảm
Không còn giằng co giữa bên bán và bên mua cho dù giá của hầu hết các cổ phiếu hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng vài năm qua, lượng đặt bán cổ phiếu đã khá cao ngay từ đầu phiên giao dịch sáng nay (26/11) và càng tăng mạnh về cuối phiên.
Trong khi đó, sức cầu cổ phiếu không những không tăng trở lại mà còn giảm đáng kể so với các phiên trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 8,59 điểm (tương đương giảm 2,68%) xuống 311,74 điểm - mức thấp điểm nhất kể từ ngày 25/1/2006.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 26/11 đạt 9,8 triệu đơn vị, trị giá 251,3 tỷ đồng (so với 10,6 triệu đơn vị và 301,6 tỷ đồng trong phiên liền trước).
Theo một số nhà đầu tư có kinh nghiệm trên sàn giao dịch SeABank, sức cầu thấp là do các nhà đầu tư lo lắng đợt suy thoái kinh tế trên thế giới sẽ còn kéo dài và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.
“Nhà đầu tư ngoại bán ròng thấy rõ trong hơn 3 tháng qua và chưa hề dừng lại, trong khi đó trừ PVFC gần đây, các tổ chức trong nước bao gồm các công ty chứng khoán, các quỹ, các doanh nghiệp… hầu như chỉ thấy đăng ký bán chứ không thấy đăng ký mua. Còn các nhà đầu tư cá nhân lớn thì đều đang cố gắng chuyển sang nắm giữ càng nhiều tiền càng tốt”, anh Hoàng, một nhà đầu tư có mặt tại sàn chứng khoán SeABank sáng nay nói.
“Giờ chỉ có các nhà đầu tư rất nhỏ mua vào để đón đáy”.
“Sức cầu thấp quá đã khiến không một cổ phiếu nào trụ quá 3-4 phiên cho dù đang ở mức rất thấp”.
Thống kê cho thấy, giá trị giao dịch trung bình trong 3 phiên gần nhất (tính tới hết phiên 26/11) trên sàn TP.HCM chỉ đạt 277 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 483 tỷ đồng trong nửa đầu tháng 11/2008 và mức 427,2 tỷ đồng trung bình trong tháng 10.
Các con số tương ứng trên sàn Hà Nội là 168 tỷ đồng, so với 286 tỷ đồng và 250,8 tỷ đồng.
Trên thế giới, tình hình cũng không mấy sáng sủa khi các nhà đầu tư quay đầu bán ra sau khi chứng khoán tăng mạnh trong 2 phiên trước đó nhờ vào kế hoạch bơm tiền giải cứu tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Citigroup.
Sáng nay 26/11, trên sàn Chứng khoán TP.HCM, cả 10 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất thị trường đều không thể trụ được và đồng loạt giảm, trong đó, PVF của PetroVietnam Finance và PPC của Nhiệt điện Phả Lại là FPT của Tập đoàn FPT giảm giá kịch sàn.
Không nằm ngoài dự đoán của nhiều nhà đầu tư, cổ phiếu lần đầu tiên lên sàn sáng nay 26/11 là TRA của Traphaco giảm hết biên độ cho phép hiện tại là 20% xuống 63.500 đồng/cổ phiếu với chỉ 630 cổ phiếu được khớp lệnh thành công.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,05 triệu đơn vị); FPT (0,63 triệu đơn vị); HPG của Hoà Phát (03,9 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,37 triệu đơn vị); PVF của PetroVietnam Finance (0,31 triệu đơn vị).
Sàn Hà Nội: HASTC-Index xuống dưới 100 điểm
Một điều mà cách đây khoảng 1 năm không ai có thể nghĩ tới là chỉ số chứng khoán của Sàn chứng khoán Hà Nội xuống dưới mức khởi điểm ban đầu 8/3/2008 là 100 điểm.
Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy cho dù đã giảm rất mạnh với nhiều cổ phiếu có chỉ số giá/lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) ở mức rất thấp dưới 5 lần và thị giá xuống dưới giá trị sổ sách… nhưng sức cầu thấp vẫn khiến thị trường tiếp tục đi xuống.
Chỉ số HASTC-Index sáng 26/11 đã giảm rất mạnh 5,68 điểm (tương đương giảm 5,4%) xuống 99,56 điểm.
Với mức giảm rất mạnh, tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 26/11 tăng lên gần 7,7 triệu đơn vị, trị giá 196,9 tỷ đồng (so với 5,5 triệu đơn vị và 148,9 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 161 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 27 mã tăng giá, 117 mã giảm giá, 9 mã đứng giá và 8 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay giảm 1.400 đồng (tương đương giảm 3,3%) xuống 41.600 đồng/cp. Cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc cũng giảm 900 đồng xuống 35.900 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 1,41 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (1,23 triệu đơn vị); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,7 triệu đơn vị); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,51 triệu đơn vị); BVS của Chứng khoán Bảo Việt (0,43 triệu đơn vị).
>>> Toàn cảnh khủng hoảng tài chính - ngân hàng 2008
>>> Theo dòng sự kiện cuộc khủng hoảng tài chính 2008
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 8,59 điểm (tương đương giảm 2,68%) xuống 311,74 điểm - mức thấp điểm nhất kể từ ngày 25/1/2006. (BĐ: Hà Linh) |
Cầu giảm thê thảm
Không còn giằng co giữa bên bán và bên mua cho dù giá của hầu hết các cổ phiếu hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng vài năm qua, lượng đặt bán cổ phiếu đã khá cao ngay từ đầu phiên giao dịch sáng nay (26/11) và càng tăng mạnh về cuối phiên.
Trong khi đó, sức cầu cổ phiếu không những không tăng trở lại mà còn giảm đáng kể so với các phiên trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 8,59 điểm (tương đương giảm 2,68%) xuống 311,74 điểm - mức thấp điểm nhất kể từ ngày 25/1/2006.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 26/11 đạt 9,8 triệu đơn vị, trị giá 251,3 tỷ đồng (so với 10,6 triệu đơn vị và 301,6 tỷ đồng trong phiên liền trước).
Theo một số nhà đầu tư có kinh nghiệm trên sàn giao dịch SeABank, sức cầu thấp là do các nhà đầu tư lo lắng đợt suy thoái kinh tế trên thế giới sẽ còn kéo dài và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.
“Nhà đầu tư ngoại bán ròng thấy rõ trong hơn 3 tháng qua và chưa hề dừng lại, trong khi đó trừ PVFC gần đây, các tổ chức trong nước bao gồm các công ty chứng khoán, các quỹ, các doanh nghiệp… hầu như chỉ thấy đăng ký bán chứ không thấy đăng ký mua. Còn các nhà đầu tư cá nhân lớn thì đều đang cố gắng chuyển sang nắm giữ càng nhiều tiền càng tốt”, anh Hoàng, một nhà đầu tư có mặt tại sàn chứng khoán SeABank sáng nay nói.
“Giờ chỉ có các nhà đầu tư rất nhỏ mua vào để đón đáy”.
“Sức cầu thấp quá đã khiến không một cổ phiếu nào trụ quá 3-4 phiên cho dù đang ở mức rất thấp”.
Thống kê cho thấy, giá trị giao dịch trung bình trong 3 phiên gần nhất (tính tới hết phiên 26/11) trên sàn TP.HCM chỉ đạt 277 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 483 tỷ đồng trong nửa đầu tháng 11/2008 và mức 427,2 tỷ đồng trung bình trong tháng 10.
Các con số tương ứng trên sàn Hà Nội là 168 tỷ đồng, so với 286 tỷ đồng và 250,8 tỷ đồng.
Trên thế giới, tình hình cũng không mấy sáng sủa khi các nhà đầu tư quay đầu bán ra sau khi chứng khoán tăng mạnh trong 2 phiên trước đó nhờ vào kế hoạch bơm tiền giải cứu tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Citigroup.
Sáng nay 26/11, trên sàn Chứng khoán TP.HCM, cả 10 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất thị trường đều không thể trụ được và đồng loạt giảm, trong đó, PVF của PetroVietnam Finance và PPC của Nhiệt điện Phả Lại là FPT của Tập đoàn FPT giảm giá kịch sàn.
Không nằm ngoài dự đoán của nhiều nhà đầu tư, cổ phiếu lần đầu tiên lên sàn sáng nay 26/11 là TRA của Traphaco giảm hết biên độ cho phép hiện tại là 20% xuống 63.500 đồng/cổ phiếu với chỉ 630 cổ phiếu được khớp lệnh thành công.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,05 triệu đơn vị); FPT (0,63 triệu đơn vị); HPG của Hoà Phát (03,9 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,37 triệu đơn vị); PVF của PetroVietnam Finance (0,31 triệu đơn vị).
Chỉ số HASTC-Index sáng 26/11 đã giảm rất mạnh 5,68 điểm (tương đương giảm 5,4%) xuống 99,56 điểm. (BĐ: Hà Linh) |
Sàn Hà Nội: HASTC-Index xuống dưới 100 điểm
Một điều mà cách đây khoảng 1 năm không ai có thể nghĩ tới là chỉ số chứng khoán của Sàn chứng khoán Hà Nội xuống dưới mức khởi điểm ban đầu 8/3/2008 là 100 điểm.
Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy cho dù đã giảm rất mạnh với nhiều cổ phiếu có chỉ số giá/lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) ở mức rất thấp dưới 5 lần và thị giá xuống dưới giá trị sổ sách… nhưng sức cầu thấp vẫn khiến thị trường tiếp tục đi xuống.
Chỉ số HASTC-Index sáng 26/11 đã giảm rất mạnh 5,68 điểm (tương đương giảm 5,4%) xuống 99,56 điểm.
Với mức giảm rất mạnh, tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 26/11 tăng lên gần 7,7 triệu đơn vị, trị giá 196,9 tỷ đồng (so với 5,5 triệu đơn vị và 148,9 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 161 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 27 mã tăng giá, 117 mã giảm giá, 9 mã đứng giá và 8 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay giảm 1.400 đồng (tương đương giảm 3,3%) xuống 41.600 đồng/cp. Cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc cũng giảm 900 đồng xuống 35.900 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 1,41 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (1,23 triệu đơn vị); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,7 triệu đơn vị); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,51 triệu đơn vị); BVS của Chứng khoán Bảo Việt (0,43 triệu đơn vị).
- Hà Linh
,