VN-Index xuống sát 300 điểm
Cập nhật lúc 11:26, Thứ Năm, 27/11/2008 (GMT+7)
- Phiên giao dịch ngày 27/11 khá nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đáy mua vào cổ phiếu nhưng lượng bán ra rất mạnh của các nhà đầu tư ngoại tiếp tục nhấn chìm thị trường. Chỉ số VN-Index rớt xuống mức thấp nhất đúng 3 năm qua và chỉ còn 4 điểm là xuống dưới mốc 300.
Thống kê trực tiếp về số lượng bán của các nhà đầu tư nước ngoài trên Sàn chứng khoán TP.HCM không được công bố ngay trong phiên giao dịch nhưng hầu hết các nhà đầu tư đều có thể đoán được lượng mua, bán của khối ngoại trên toàn thị trường dựa vào giao dịch của khối này trên Sàn chứng khoán Hà Nội.
Mặc dù vẫn trong tình trạng bán ròng trong hơn 3 tháng qua, nhưng trong phiên giao dịch sáng 27/11, chênh lệch cán cân cung-cầu của các nhà đầu tư ngoại tại sàn HASTC bất ngờ tăng mạnh lên tới hơn 10 lần, khiến mức độ giảm điểm của thị trường gia tăng vào cuối phiên.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 8,2 điểm (2,63%) xuống 303,54 điểm - mức thấp điểm nhất kể từ ngày 25/11/2005.
Trong tổng số 167 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 22 mã tăng giá, 140 mã giảm giá và 9 mã đứng giá.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 27/11 đạt 12,5 triệu đơn vị, trị giá 319,5 tỷ đồng (phiên trước là 9,8 triệu đơn vị và 251,3 tỷ đồng ).
Phiên này, trên sàn Chứng khoán TP.HCM, trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất thị trường chỉ có PVD của PV Drilling tăng kịch trần 3.000 đồng, lên 70.000 đồng/cp, còn lại đều giảm giá trong đó PVF của PetroVietnam Finance và PPC của Nhiệt điện Phả Lại là FPT của Tập đoàn FPT giảm giá kịch sàn.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,53 triệu đơn vị); FPT (0,71 triệu); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,69 triệu); HPG của Hoà Phát (0,61 triệu); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,49 triệu).
HASTC-Index xuống 97,61 điểm
Cho dù đã xuống mức thấp nhất kể từ khi Sàn chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động ngày 8/3/2005, nhưng sức cầu yếu và áp lực bán ra mạnh của các nhà đầu tư ngoại đã tiếp tục kéo chỉ số này đi xuống.
Chỉ số HASTC-Index sáng 27/11 đã giảm 1,95 điểm (1,96%) xuống 97,61 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 27/11 đạt 7,6 triệu đơn vị, trị giá 187,1 tỷ đồng (phiên trước là 7,5 triệu đơn vị và 196,9 tỷ đồng).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 161 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 19 mã tăng giá, 125 mã giảm giá, 6 mã đứng giá và 11 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu phiên này giảm 1.500 đồng (3,6%), xuống 40.100 đồng/cp. Cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng 100 đồng, lên 36.000 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 1,14 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (0,99 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,9 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,53 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,3 triệu).
Thống kê trực tiếp về số lượng bán của các nhà đầu tư nước ngoài trên Sàn chứng khoán TP.HCM không được công bố ngay trong phiên giao dịch nhưng hầu hết các nhà đầu tư đều có thể đoán được lượng mua, bán của khối ngoại trên toàn thị trường dựa vào giao dịch của khối này trên Sàn chứng khoán Hà Nội.
Mặc dù vẫn trong tình trạng bán ròng trong hơn 3 tháng qua, nhưng trong phiên giao dịch sáng 27/11, chênh lệch cán cân cung-cầu của các nhà đầu tư ngoại tại sàn HASTC bất ngờ tăng mạnh lên tới hơn 10 lần, khiến mức độ giảm điểm của thị trường gia tăng vào cuối phiên.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/11, chỉ số VN-Index giảm 8,2 điểm (2,63%) xuống 303,54 điểm - mức thấp điểm nhất kể từ ngày 25/11/2005. (Ảnh: LAD) |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 8,2 điểm (2,63%) xuống 303,54 điểm - mức thấp điểm nhất kể từ ngày 25/11/2005.
Trong tổng số 167 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 22 mã tăng giá, 140 mã giảm giá và 9 mã đứng giá.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 27/11 đạt 12,5 triệu đơn vị, trị giá 319,5 tỷ đồng (phiên trước là 9,8 triệu đơn vị và 251,3 tỷ đồng ).
Phiên này, trên sàn Chứng khoán TP.HCM, trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất thị trường chỉ có PVD của PV Drilling tăng kịch trần 3.000 đồng, lên 70.000 đồng/cp, còn lại đều giảm giá trong đó PVF của PetroVietnam Finance và PPC của Nhiệt điện Phả Lại là FPT của Tập đoàn FPT giảm giá kịch sàn.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,53 triệu đơn vị); FPT (0,71 triệu); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,69 triệu); HPG của Hoà Phát (0,61 triệu); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,49 triệu).
HASTC-Index xuống 97,61 điểm
Cho dù đã xuống mức thấp nhất kể từ khi Sàn chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động ngày 8/3/2005, nhưng sức cầu yếu và áp lực bán ra mạnh của các nhà đầu tư ngoại đã tiếp tục kéo chỉ số này đi xuống.
Chỉ số HASTC-Index sáng 27/11 đã giảm 1,95 điểm (1,96%) xuống 97,61 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 27/11 đạt 7,6 triệu đơn vị, trị giá 187,1 tỷ đồng (phiên trước là 7,5 triệu đơn vị và 196,9 tỷ đồng).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 161 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 19 mã tăng giá, 125 mã giảm giá, 6 mã đứng giá và 11 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu phiên này giảm 1.500 đồng (3,6%), xuống 40.100 đồng/cp. Cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng 100 đồng, lên 36.000 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 1,14 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (0,99 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,9 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,53 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,3 triệu).
- Hà Linh
,