Dầu giảm mạnh xuống dưới 50 USD/thùng, nhiều nước hạ giá xăng
Cập nhật lúc 09:44, Thứ Ba, 02/12/2008 (GMT+7)
Giá dầu đã bất ngờ giảm rất mạnh trong phiên giao dịch hôm qua 1/12 xuống dưới 50 USD/thùng do nền kinh tế Mỹ đã chính thức công bố bước vào suy thoái. Giá xăng bán lẻ cũng giảm nhưng chậm hơn, hiện ở mức dưới 8.000 đồng/lít.
Chỉ trụ được trên ngưỡng 50 USD/thùng trong khoảng 10 ngày, giá dầu thô thế giới đã lần thứ 2 trong vòng hơn 2 năm qua giảm xuống dưới mốc này ngay sau khi nền kinh tế lớn nhất thế giới chính thức tuyên bố đã bước vào suy thoái.
Hôm qua (1/12), Uỷ Ban nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) thông báo nền kinh tế Mỹ đã bước vào suy thoái kể từ tháng 12/2007 và chỉ số chứng khoán công nghiệp Dow Jones đã giảm tổng cộng gần 700 điểm.
Trên thực tế, sự suy thoái kinh tế của Mỹ đã được nhắc đến rất nhiều từ trước đó nhưng đây là lần đầu tiên nó được chính thức công nhận.
Một đợt bán tháo cổ phiếu, hàng hoá, trong đó có dầu đã gần như ngay lập tức nhấn chìm các thị trường.
Giá dầu nhanh chóng tụt giảm xuống dưới 50 USD/thùng do lo ngại nhu cầu năng lượng trên thế giới sẽ xói mòn.
Nhóm chuyên gia NBER cho rằng đợt suy thoái kinh tế này sẽ kéo dài tới giữa năm 2009 và là một đợt suy giảm mạnh kể từ đợt khủng hoảng 1981-1982.
Giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2009 đã giảm 5,15 USD/thùng (tương đương giảm hơn 9%) đóng cửa ở mức 49,28 USD/thùng trên Sàn giao dịch New York.
Tính tới 8h45 sáng nay 2/12 (giờ Việt Nam), giá dầu giao ngay tại Singapore giảm xuống chỉ còn 48,61 USD/thùng.
Như vậy, tính cho tới thời điểm hiện tại, giá dầu thô đã giảm 98,7 USD/thùng (tương đương giảm 67%) so với đỉnh cao 147,27 USD/thùng hồi giữa tháng 7 vừa qua.
OPEC hiện cung cấp 40% dầu cho thế giới đã cắt giảm tổng cộng 2 triệu thùng dầu/ngày kể từ đầu năm tới nay. Ảnh: Photoshoptalent |
Chỉ trụ được trên ngưỡng 50 USD/thùng trong khoảng 10 ngày, giá dầu thô thế giới đã lần thứ 2 trong vòng hơn 2 năm qua giảm xuống dưới mốc này ngay sau khi nền kinh tế lớn nhất thế giới chính thức tuyên bố đã bước vào suy thoái.
Hôm qua (1/12), Uỷ Ban nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) thông báo nền kinh tế Mỹ đã bước vào suy thoái kể từ tháng 12/2007 và chỉ số chứng khoán công nghiệp Dow Jones đã giảm tổng cộng gần 700 điểm.
Trên thực tế, sự suy thoái kinh tế của Mỹ đã được nhắc đến rất nhiều từ trước đó nhưng đây là lần đầu tiên nó được chính thức công nhận.
Một đợt bán tháo cổ phiếu, hàng hoá, trong đó có dầu đã gần như ngay lập tức nhấn chìm các thị trường.
Giá dầu nhanh chóng tụt giảm xuống dưới 50 USD/thùng do lo ngại nhu cầu năng lượng trên thế giới sẽ xói mòn.
Nhóm chuyên gia NBER cho rằng đợt suy thoái kinh tế này sẽ kéo dài tới giữa năm 2009 và là một đợt suy giảm mạnh kể từ đợt khủng hoảng 1981-1982.
Giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2009 đã giảm 5,15 USD/thùng (tương đương giảm hơn 9%) đóng cửa ở mức 49,28 USD/thùng trên Sàn giao dịch New York.
Tính tới 8h45 sáng nay 2/12 (giờ Việt Nam), giá dầu giao ngay tại Singapore giảm xuống chỉ còn 48,61 USD/thùng.
Như vậy, tính cho tới thời điểm hiện tại, giá dầu thô đã giảm 98,7 USD/thùng (tương đương giảm 67%) so với đỉnh cao 147,27 USD/thùng hồi giữa tháng 7 vừa qua.
Theo một chuyên gia phân tích hàng đầu tại Alaron Trading Corp., 50 USD/thùng là một ngưỡng tâm lý rất mạnh và đợt sụt giảm lần này mở ra khả năng giảm tiếp của giá dầu.
Trong khi đó, trong một đánh giá mới nhất công bố ngày 1/12, Raymond James Equity Research đã điều chỉnh giảm dự báo giá dầu trung bình năm 2009 xuống chỉ còn 60 USD/thùng, so với dự báo 90 USD/thùng trước đó.
Tại London, giá dầu thô Brent giao tháng 1 giảm hơn 10% xuống còn 47,97 USD/thùng.
Giá dầu giảm một phần còn do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC vừa quyết định chưa cắt giảm sản lượng dầu mỏ ít nhất cho tới cuộc họp tiếp theo tại Algeria vào ngày 17/12.
Trong một phát biểu vừa đưa ra hôm 1/12, Tổng thư ký OPEC Abdullah El-Badri cho biết khả năng cắt giảm 1-1,5 triệu thùng dầu/ngày trong cuộc họp tới cũng khó có thể ngăn chặn đà suy giảm giá dầu.
OPEC hiện cung cấp 40% dầu cho thế giới đã cắt giảm tổng cộng 2 triệu thùng dầu/ngày kể từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, biện pháp này tỏ ra không hiệu quả khi mà giá dầu đã giảm thêm khoảng 26% kể từ lần cắt giảm 1,5 triệu thùng gần nhất vào ngày 24/10 vừa qua.
Số liệu về tình hình sản xuất tại Mỹ tháng 11 vừa được công bố giảm ở mức kỷ lục xuống chỉ còn 36,2 điểm cho thấy thời kỳ khó khăn của kinh tế Mỹ đã đang bắt đầu bởi mức dưới 50 điểm đã là dấu hiệu của suy thoái.
Trong khi đó, trong một đánh giá mới nhất công bố ngày 1/12, Raymond James Equity Research đã điều chỉnh giảm dự báo giá dầu trung bình năm 2009 xuống chỉ còn 60 USD/thùng, so với dự báo 90 USD/thùng trước đó.
Tại London, giá dầu thô Brent giao tháng 1 giảm hơn 10% xuống còn 47,97 USD/thùng.
Giá dầu giảm một phần còn do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC vừa quyết định chưa cắt giảm sản lượng dầu mỏ ít nhất cho tới cuộc họp tiếp theo tại Algeria vào ngày 17/12.
Trong một phát biểu vừa đưa ra hôm 1/12, Tổng thư ký OPEC Abdullah El-Badri cho biết khả năng cắt giảm 1-1,5 triệu thùng dầu/ngày trong cuộc họp tới cũng khó có thể ngăn chặn đà suy giảm giá dầu.
OPEC hiện cung cấp 40% dầu cho thế giới đã cắt giảm tổng cộng 2 triệu thùng dầu/ngày kể từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, biện pháp này tỏ ra không hiệu quả khi mà giá dầu đã giảm thêm khoảng 26% kể từ lần cắt giảm 1,5 triệu thùng gần nhất vào ngày 24/10 vừa qua.
Số liệu về tình hình sản xuất tại Mỹ tháng 11 vừa được công bố giảm ở mức kỷ lục xuống chỉ còn 36,2 điểm cho thấy thời kỳ khó khăn của kinh tế Mỹ đã đang bắt đầu bởi mức dưới 50 điểm đã là dấu hiệu của suy thoái.
Nhiều nước giảm giá xăng dầu bán lẻ
Cho dù giá dầu thô giảm rất mạnh nhưng giá xăng dầu bán lẻ nhiều nơi trên thế giới vẫn đang đứng ở mức khá cao.
Giá xăng tại Mỹ hôm qua (1/12) theo Hiệp hội ôtô AAA giảm nhẹ 0,5 cent xuống 1,82 USD/gallon, tương đương 7.937 đồng/lít (USD được quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 2/12 là 1 USD = 16.484 đồng). Mức giá này thấp hơn 2.800 đồng so với cách đây một tháng và thấp hơn 5.440 đồng so với cách đây một năm.
Tại Phillipines, hôm qua, Tập đoàn dầu khí Eastern Petroleum Corp. cắt giảm giá xăng và dầu diesel bớt tương ứng 2 peso và 1 peso xuống 36,78 peso (tương đương 12.635 đồng) và 35,98 peso (12.360 đồng/lít).
Cho dù giá dầu thô giảm rất mạnh nhưng giá xăng dầu bán lẻ nhiều nơi trên thế giới vẫn đang đứng ở mức khá cao.
Cũng như Việt Nam nhiều nước khác đã giảm giá bán lẻ xăng dầu. Ảnh: VNN. |
Giá xăng tại Mỹ hôm qua (1/12) theo Hiệp hội ôtô AAA giảm nhẹ 0,5 cent xuống 1,82 USD/gallon, tương đương 7.937 đồng/lít (USD được quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 2/12 là 1 USD = 16.484 đồng). Mức giá này thấp hơn 2.800 đồng so với cách đây một tháng và thấp hơn 5.440 đồng so với cách đây một năm.
Tại Phillipines, hôm qua, Tập đoàn dầu khí Eastern Petroleum Corp. cắt giảm giá xăng và dầu diesel bớt tương ứng 2 peso và 1 peso xuống 36,78 peso (tương đương 12.635 đồng) và 35,98 peso (12.360 đồng/lít).
Trong khi đó, Tổng thống Indonesia cũng vừa cho biết, chính phủ nước này đang cân nhắc khả năng cắt giảm gía dầu diesel trong tháng 1/2009 nhằm giảm gánh nặng cho người dân.
Tháng trước, Chỉnh phủ Indonesia đã quyết định giảm giá xăng từ 6.000 rupiah xuống 5.500 rupiah/lít (tương đương 7.530,4 đồng/lít) áp dụng từ ngày 1/12/2008.
Tháng trước, Chỉnh phủ Indonesia đã quyết định giảm giá xăng từ 6.000 rupiah xuống 5.500 rupiah/lít (tương đương 7.530,4 đồng/lít) áp dụng từ ngày 1/12/2008.
- Hà Linh (Theo Businessweek, Phistar, Antara, BLB)
,