221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1136353
Hà Nội: Tiểu thương không dám dự trữ hàng Tết
1
Article
null
Hà Nội: Tiểu thương không dám dự trữ hàng Tết
,

 - Với giới tiểu thương lâu năm tại các chợ, Tết Nguyên đán bao giờ cũng là vụ kinh doanh lớn trong năm. Lời lãi nhiều hay ít dịp này phụ thuộc vào phán đoán về nhu cầu thị trường, nguồn cung, giá cả các mặt hàng, từ đó có sự chuẩn bị trước một số lượng nhất định. Tuy nhiên năm nay tình hình đang khác hẳn.

 

Chợ đầu mối nghe ngóng

 

Chủ cửa hàng Kim Đính, số 177 A, B1 chợ Đồng Xuân, chuyên kinh doanh bánh kẹo, rượu bia cho biết, phần lớn hàng hóa tại đây hiện vẫn toàn hàng cũ, chưa chuẩn bị được gì.

 

 

Giá cả đang trong chiều hướng giảm, “ôm” hàng lúc này là thiệt - Ảnh: N.N

 

Khoảng thời gian này mọi năm, các mặt hàng Tết đã được bày bán sôi nổi, các tỉnh đã về lấy hàng nườm nượp. Theo ông chủ cửa hàng, những loại nào “ôm” được là đã “ôm” rồi, nhưng năm nay vẫn chưa dám lấy, mặc dù có rất nhiều công ty chào hàng.

 

Ông chủ cửa hàng dẫn chứng, bánh kẹo Tết năm nay do ảnh hưởng bởi các thông tin về chất melamine trong sản phẩm sữa của Trung Quốc hồi trong năm nên người tiêu dùng có vẻ “rất dửng dưng”, rồi mặt hàng cà phê đang e giảm giá tiếp.

 

Trong khi đó giá xăng dầu thế giới và trong nước cũng đang xuống sâu hơn, cước phí vận chuyển hạ thì giá các mặt hàng cũng sẽ hạ. Vì thế lúc này các cửa hàng đều nghe ngóng, chờ đợi và thận trọng trong việc lấy hàng.

 

Dãy hàng thực phẩm, đồ khô tại chợ Đồng Xuân hiện sức mua cũng rất trầm lắng. Thỉnh thoảng mới thấy có 1, 2 khách vào mua lẻ; 17h chiều, một số hộ đã rục rịch thu dọn hàng về.

 

 

Vắng khách, chợ đầu mối Đồng Xuân trở thành chợ bán lẻ - Ảnh: N.N

 

“Hàng thì không thiếu nhưng giá cả lúc lên lúc xuống, đầu ra chậm nên càng mua dự trữ đón đầu lúc này càng lỗ” – chủ ky-ốt Lợi Nghĩa, chuyên hàng khô tại đây nói.

 

Chị Nghĩa nhớ lại, chuẩn bị Tết trước kia, mặt hàng đường kính nhà chị thường buôn 5 – 10 tấn một lúc, đường chất ngất tận ngọn quầy mà nay do mối hàng ở các tỉnh toàn đến nhà máy mua tận gốc, khách mua lẻ thì hiếm khi vào chợ vì đi lại vướng víu, gửi xe đã mất 5.000 đồng/lần thì “1 tạ cũng không xong”.

 

Trái với không khí tấp nập, sôi động đóng hàng đi các tỉnh tại các quầy giày dép, quần áo, vải vóc kế bên, chị Nghĩa ngậm ngùi: “Người dân đầu tư cho chưng diện nhiều hơn ăn uống. Làm gì còn trông mong vào Tết nữa”.

 

Chợ dân sinh im lìm

 

Tương tự, giá cả khó dự đoán, sức mua từ đầu năm đã giảm nhiều, gần đây cũng chưa thấy ấm lên, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại các chợ cũng tỏ ra rất phân vân trong việc nhập hàng.

 

Kinh doanh hơn chục năm tại chợ Chính Kinh (quận Thanh Xuân), chị Vân, chủ một cửa hàng thực phẩm thường lựa tầm này khi giá cả các mặt hàng như măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, dầu ăn bắt đầu đắt lên, chị “ôm” vài chục triệu tiền hàng để ra Tết bán. Song, năm nay chị tuyên bố thôi không dự trữ nữa.

 

Giá cả các mặt hàng đều đang cao ngất ngưởng, ví dụ miến năm ngoái giá mua vào chưa đến 10.000 đồng/kg, năm nay trên 20.000 đồng; dầu ăn cũng đang trong xu hướng giảm mạnh do đó, “ôm vào lúc này thì chết” – chị phân bua.

 

Nhiều chợ nội thành lớn ở Hà Nội như Hàng Da, 19/12, chợ Mơ đều đang trong cảnh chợ tạm, khách mới chưa quen, khách cũ thất lạc, mọi hoạt động vẫn còn xáo trộn nên tâm lý chung của các tiểu thương năm nay là bán đến đâu buôn đến đấy.

 

 

Nhiều tiểu thương tại chợ tạm đã chuẩn bị tâm lý cho một cái Tết đìu hiu - Ảnh: N.N

 

Chủ ky-ốt thực phẩm số 23 chợ 19/12 tại chợ tạm Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm) căn cứ vào tình hình xung quanh có 2 chợ đầu mối là Long Biên và Đồng Xuân, 2 chợ tạm là chợ 19/12, chợ Hàng Da và rất nhiều chợ cóc nhỏ lẻ nên ngay từ bây giờ chị đã xác định, kinh doanh vụ Tết này sẽ thất thu toàn bộ.

 

“Kinh doanh hàng khô, nhà buôn nào cũng phải có hàng bán Tết như hạt bí, hạt dưa, măng miến… Nếu có khách lẻ thì còn mua 5, 3 cân về cho có cái nọ cái kia nhưng không có khách thì ai dám nhập về” – chị chia sẻ.

 

Chủ cửa hàng Liên Hoa, chuyên thực phẩm và rau củ quả tươi, khô tại đây cũng ước tính, không có khách lẻ, Tết này riêng ngành rau củ quả nhà chị sẽ giảm từ 30 – 35% doanh thu so với cùng kỳ các năm trước. Hiện tại cửa hàng vẫn không dám đặt, nhập bất cứ mặt hàng gì.

  • Nguyễn Nga
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,