221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1137073
Thả nổi cước, giá hàng không: Miếng bánh chia mấy phần?
1
Article
null
Thả nổi cước, giá hàng không: Miếng bánh chia mấy phần?
,

 - Các hãng hàng không, các doanh nghiệp (DN) sẽ được tự quyết định giá vé máy bay, giá dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay... trên cơ sở giá thị trường. "Thả nổi" là vậy, song, với sự có mặt của chỉ vài "ông lớn" khai thác các dịch vụ tại sân bay, liệu sự cạnh tranh có thực sự bình đẳng?

Tự quyết định giá vé và giá cước, liệu các DN vận tải hàng không có thực sự cạnh tranh? (Ảnh minh họa, nguồn: Nguyên Phương)

Cạnh tranh sẽ rất quyết liệt

Trao đổi với VietNamNet, ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam - Bộ GTVT), nói rằng, chủ trương của Nhà nước là bỏ khung giá dịch vụ, khung giá cước vận chuyển hàng không mà thực hiện theo cơ chế thị trường, tất nhiên, có sự quản lý của Nhà nước. Việc này được triển khai ngay trong tháng 12/2008, Chính phủ sẽ báo cáo để Quốc hội sửa Điều 11 và Điều 116 của Luật Hàng không dân dụng tại kỳ họp thứ 5 tới (tháng 5/2009).

Thực chất, quyết định cho phép tự quyết định giá vé máy bay đã được cụ thể hoá tại Thông tư 103 của liên bộ Tài chính - GTVT về cơ chế mới trong quản lý giá vé máy bay nội địa sau khi có sự đề xuất của các hãng hàng không.

Ông Cường cho biết có thể Bộ Tài chính sẽ xem xét vẫn đưa ra khung giá, nhưng bắt đầu từ 0 đồng/vé và không giới hạn trần đối với vé nội địa. Nhà nước chỉ can thiệp khi giá quá cao hoặc thấp một cách bất hợp lý.

Ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Jetstar Pacific Airlines (JPA), nhận xét, DN hàng không được bán vé theo giá thị trường là tốt. Trong 28 đường bay nội địa, JPA khai thác 8 đường bay, trong đó không có đường bay độc quyền nên không bị khống chế giá vé. Với việc bỏ giá trần, giá vé bán giờ chót tại sân bay có thể lên đến 2-3 triệu đồng, nhưng cũng tạo cơ hội cho hành khách ít tiền đặt vé sớm có thêm chỗ giá rẻ.

Thông tư 103 thực sự "cởi trói" cho các DN khi ngay từ Tết Nguyên đán 2009, người tiêu dùng được hưởng lợi bởi các DN đua nhau công bố mức giá và các chương trình khuyến mại hấp dẫn.

Khi ông lớn Vietnam Airlines tuyên bố giảm 50% giá vé, chỉ còn 400.000 và 600.000 đồng/chiều cho hành trình giữa Đà Nẵng và TP.HCM; 900.000 và 1,1 triệu đồng/chiều Hà Nội và TP.HCM đã buộc các DN khác, nếu muốn tranh thủ kiếm tiền dịp cao điểm Tết, cũng phải "ngậm ngùi" đưa ra mức vé ít nhất là bằng hoặc phải thấp hơn để hút khách.

JPA hôm nay (9/12) cũng vừa công bố, kể từ 8/1/2009, hãng Jetstar Pacific sẽ tăng thêm 3 chuyến/ngày giữa TP.HCM và Hà Nội, nâng tổng số lên 10 chuyến/ngày. Có 30.240 chỗ ngồi sẽ được cung cấp thêm đối với chặng bay giữa TP.HCM và và Hà Nội dịp Tết 2009. Ngoài ra, hãng cũng tăng thêm 40% tải cung ứng, với các chuyến bay trải đều từ sáng sớm đến tối muộn trên đường trục này.

Giá dịch vụ: có hết độc quyền?

Về giá dịch vụ hàng không, ông Nguyễn Nam Sơn, quyền Chánh Văn phòng Cảng vụ Hàng không miền Bắc, cho biết, việc Chính phủ cho phép tự quản lý giá dịch vụ buộc các DN phải linh hoạt, có các gói dịch vụ mang tính cạnh tranh để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

TIN LIÊN QUAN
Song, sự độc quyền tại các cụm cảng hàng không, sân bay vẫn làm các hãng hàng không lo lắng. Từ sự việc Công ty CP Xăng dầu hàng không (Vinapco) ngừng cấp xăng dầu cho máy bay JPA hồi tháng 4/2008 đến việc các Cụm cảng tự ý nâng giá dịch vụ mặt đất khiến vừa qua khiến các DN hàng không thực sự hoảng hốt.

Điển hình tại Nội Bài, theo ông Võ Huy Cường, hiện mới có 2 "ông lớn" tham gia khai thác dịch vụ mặt đất là Tổng công ty Cảng Hàng không miền Bắc và các đơn vị thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Chủ trương của Cục Hàng không là không để xảy ra tình trạng độc quyền khai thác dịch vụ trong sân bay, cảng hàng không và ủng hộ việc các hãng hàng không tự cung cấp dịch vụ cho mình nhằm tiết kiệm chi phí. Song, trên thực tế, hầu như chưa có thêm DN nào được tham gia thị trường này, chính vì thế, các hãng hàng không nhỏ, mới vào thị trường luôn chịu phần thiệt.

Ông Cường lý giải, việc cấp thêm quyền cho các DN khác là rất khó bởi cơ sở mặt bằng chật hẹp (không như chợ, ai vào kinh doanh cũng được) chưa kể cần đầu tư con người, trang thiết bị.

"Hiện Hãng hàng không Indochina Airlines đang phải thuê lại một số dịch vụ mặt đất của Vietnam Airline. Nếu JPA muốn được sử dụng giá thấp thì hãng phải đàm phán với các DN khác để có mức giá cạnh tranh. Theo tôi biết thì JPA cũng đã tự khai thác dịch vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, duy chỉ còn Nội Bài là chưa được do hiện tích mặt bằng hạn chế", ông Cường nói.

Ông Nguyễn Huy Luân, Trưởng phòng Kế hoạch Cảng Hàng không miền Bắc, nói thêm, hiện có 5 loại phí tại sân bay, cảng hàng không mà Bộ Tài chính trực tiếp ban hành, gồm phí điều hành hoạt động bay đi, đến; hạ cất cánh tàu bay; soi chiếu an ninh; phục vụ hành khách tại cảng và cung cấp dịch vụ bay quá cảnh.

Cảng Hàng không miền Bắc được phép xây dựng và ban hành các loại giá dịch vụ sau khi có sự đồng ý của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Cục Hàng không, như dịch vụ kéo đẩy tàu bay, dẫn tàu bay, rửa dầu tràn, an ninh, diệt côn trùng trên tàu bay, cho thuê mặt bằng, sân đỗ ôtô...

Ông Luân lập luận, các hãng hàng không luôn mong giá càng rẻ càng tốt, nhưng tổng công ty đã "tự chủ" phải tính toán sao có lãi và tất nhiên, không phải cứ ra quyết định là thu được.  Song, chính ông cũng thừa nhận một số dịch vụ mà chỉ có Cảng đang khai thác.

Nhiều ý kiến lo ngại, với tình trạng hầu hết các dịch vụ được cung cấp tại sân bay hiện vẫn là dịch vụ độc quyền, nếu các cơ quan Nhà nước không kiểm soát tốt giá cả thì khả năng áp đặt giá hoặc phân biệt đối xử, gây thiệt hại cho các hãng hàng không, gián tiếp gây thiệt hại cho hành khách... là khó tránh khỏi.

Vì thế. phương án xoá bỏ độc quyền với một số lĩnh vực tại sân bay để các hãng hàng không có thể cạnh tranh hơn trong một môi trường thực sự bình đẳng, lành mạnh là điều cần nhanh chóng xử lý.

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,