Nhiều cổ phiếu quay đầu tăng điểm nhẹ
Cập nhật lúc 12:09, Thứ Năm, 11/12/2008 (GMT+7)
- Sau một phiên lập đáy mới, nhiều cổ phiếu đã quay đầu tăng điểm nhẹ trở lại trong phiên giao dịch sáng 11/2 nhờ khá nhiều tin hỗ trợ. Tuy nhiên, thị trường ảm đạm trên diện rộng với cả khối lượng và giá trị giao dịch đang giảm dần.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 2,08 điểm (0,73%) lên 288,93 điểm.
Trong tổng số 168 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 90 mã tăng giá (23 mã tăng trần), 53 mã giảm giá (17 sàn), 28 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch (TNA của Xuất nhập khẩu Thiên Nam).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 11/12 đạt gần 7,6 triệu đơn vị, trị giá 184,2 tỷ đồng (phiên trước 7,15 triệu đơn vị và 358 tỷ đồng).
Giao dịch thoả thuận bao gồm 40.000 cổ phiếu, trị giá 0,8 tỷ đồng.
Cho dù đón khá nhiều tin hỗ trợ như giảm giá xăng, Chính phủ chuẩn bị bơm 1 tỷ USD kích cầu nền kinh tế trong nước, chứng khoán Mỹ tăng trở lại… nhưng đà giảm giá vẫn kéo cho tới hết đợt 1 sáng nay.
Đặc biệt, khối lượng giao dịch trong đợt 1 xuống mức rất thấp với vỏn vẹn 0,8 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, trị giá 19 tỷ đồng.
Các thông tin tốt dường như ngấm dần và đã khiến khá nhiều nhà đầu tư quyết định mua vào đón đáy kéo giá nhiều cổ phiếu và khối lượng giao dịch chung trên thị trường tăng trong đợt 2 và chung cuộc chỉ số VN-Index đã đảo chiều thành công.
Mặc dù vậy, rất nhiều nhà đầu tư có mặt trên các sàn giao dịch tại Hà Nội sáng nay vẫn tỏ ra bi quan với thị trường.
“Tình hình này thị trường có thể chưa thể tăng được”, chị Hiền, một nhà đầu tư có mặt tại sàn Kim Long sáng nay nói.
“Cho dù lo xo đã bì đè nén trong một thời gian dài nhưng cũng chỉ bật lại được trong thế giăng co. Tăng được 1-2 phiên thì ngay lập tức quay đầu gảm 3-4 phiên. Giao dịch lại ngày đang suy kiệt. Đây là một điều đáng thất vọng”.
Ở chiều ngược lại, một số nhà đầu tư đang kỳ vọng các nhà đầu tư nước ngoài mua vào và thị trường có thể ấm lên trước các đợt IPO lớn.
Tuy nhiên, với tính thanh khoản kém và quy mô thị trường ngày càng nhỏ đi thì tính hấp dẫn của thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tổ chức chắc chắn sẽ giảm đi.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, chỉ có VPL của Vinpear, PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm giá và DPM của Đạm Phú Mỹ đứng giá, còn lại đều tăng điểm.
Cổ phiếu VNM của đại gia Vinamilk tăng 3.000 đồng, lên 78.000 đồng/cp; SSI của Chứng khoán Sài Gòn tăng 1.200 đồng, lên 26.700 đồng/cp.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (1,5 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,62 triệu); PVF của Tài chính Dầu Khí (0,29 triệu); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,27 triệu); VNM của Vinamilk (0,26 triệu).
Cũng giống như sàn HOSE, sàn chứng khoán Hà Nội sáng 11/12 chứng kiến nhiều số cổ phiếu quay đầu tăng giá trở lại và giao dịch tiếp tục ảm đạm.
Chỉ số HASTC-Index sáng 11/12 tăng 1,63 điểm (1,63%) lên 101,88 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 11/12 đạt gần 6,1 triệu đơn vị, trị giá 130,7 tỷ đồng (so với 6,1 triệu đơn vị và 139,7 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 163 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 65 mã tăng giá, 67 mã giảm giá, 19 mã đứng giá và 13 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay đứng giá ở mức 28.100 đồng/cp. Cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng 2.500 đồng xuống 56.600 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 1,29 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (1,02 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,62 triệu); VNR của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (0,37 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,37 triệu).
Sau một phiên lập đáy mới, nhiều cổ phiếu đã quay đầu tăng điểm nhẹ trở lại trong phiên giao dịch sáng 11/2. (Ảnh: LAD) |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 2,08 điểm (0,73%) lên 288,93 điểm.
Trong tổng số 168 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 90 mã tăng giá (23 mã tăng trần), 53 mã giảm giá (17 sàn), 28 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch (TNA của Xuất nhập khẩu Thiên Nam).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 11/12 đạt gần 7,6 triệu đơn vị, trị giá 184,2 tỷ đồng (phiên trước 7,15 triệu đơn vị và 358 tỷ đồng).
Giao dịch thoả thuận bao gồm 40.000 cổ phiếu, trị giá 0,8 tỷ đồng.
Cho dù đón khá nhiều tin hỗ trợ như giảm giá xăng, Chính phủ chuẩn bị bơm 1 tỷ USD kích cầu nền kinh tế trong nước, chứng khoán Mỹ tăng trở lại… nhưng đà giảm giá vẫn kéo cho tới hết đợt 1 sáng nay.
Đặc biệt, khối lượng giao dịch trong đợt 1 xuống mức rất thấp với vỏn vẹn 0,8 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, trị giá 19 tỷ đồng.
Các thông tin tốt dường như ngấm dần và đã khiến khá nhiều nhà đầu tư quyết định mua vào đón đáy kéo giá nhiều cổ phiếu và khối lượng giao dịch chung trên thị trường tăng trong đợt 2 và chung cuộc chỉ số VN-Index đã đảo chiều thành công.
Mặc dù vậy, rất nhiều nhà đầu tư có mặt trên các sàn giao dịch tại Hà Nội sáng nay vẫn tỏ ra bi quan với thị trường.
“Tình hình này thị trường có thể chưa thể tăng được”, chị Hiền, một nhà đầu tư có mặt tại sàn Kim Long sáng nay nói.
“Cho dù lo xo đã bì đè nén trong một thời gian dài nhưng cũng chỉ bật lại được trong thế giăng co. Tăng được 1-2 phiên thì ngay lập tức quay đầu gảm 3-4 phiên. Giao dịch lại ngày đang suy kiệt. Đây là một điều đáng thất vọng”.
Ở chiều ngược lại, một số nhà đầu tư đang kỳ vọng các nhà đầu tư nước ngoài mua vào và thị trường có thể ấm lên trước các đợt IPO lớn.
Tuy nhiên, với tính thanh khoản kém và quy mô thị trường ngày càng nhỏ đi thì tính hấp dẫn của thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tổ chức chắc chắn sẽ giảm đi.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, chỉ có VPL của Vinpear, PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm giá và DPM của Đạm Phú Mỹ đứng giá, còn lại đều tăng điểm.
Cổ phiếu VNM của đại gia Vinamilk tăng 3.000 đồng, lên 78.000 đồng/cp; SSI của Chứng khoán Sài Gòn tăng 1.200 đồng, lên 26.700 đồng/cp.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (1,5 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,62 triệu); PVF của Tài chính Dầu Khí (0,29 triệu); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,27 triệu); VNM của Vinamilk (0,26 triệu).
Cũng giống như sàn HOSE, sàn chứng khoán Hà Nội sáng 11/12 chứng kiến nhiều số cổ phiếu quay đầu tăng giá trở lại và giao dịch tiếp tục ảm đạm.
Chỉ số HASTC-Index sáng 11/12 tăng 1,63 điểm (1,63%) lên 101,88 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 11/12 đạt gần 6,1 triệu đơn vị, trị giá 130,7 tỷ đồng (so với 6,1 triệu đơn vị và 139,7 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 163 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 65 mã tăng giá, 67 mã giảm giá, 19 mã đứng giá và 13 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay đứng giá ở mức 28.100 đồng/cp. Cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng 2.500 đồng xuống 56.600 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 1,29 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (1,02 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,62 triệu); VNR của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (0,37 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,37 triệu).
- Hà Linh
,