Chứng khoán ì ạch tăng điểm trở lại
Cập nhật lúc 11:54, Thứ Tư, 17/12/2008 (GMT+7)
- Sau một phiên thất vọng tràn trề khi chỉ số VN-Index bất ngờ đảo chiều tuột dốc xuống dưới 300 điểm, nhiều cổ phiếu quay đầu tăng giá trở lại vào cuối phiên giao dịch sáng nay 17/12.
Thông tin các thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt thị trường Mỹ tăng điểm đột biến trong phiên giao dịch đầu giờ sáng nay và hôm qua cùng với hiện tượng tăng cường mua vào của khối các nhà đầu tư ngoại tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tác động đáng kể tới biến động giá cổ phiếu vào cuối giờ sáng nay.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) đã quay đầu tăng nhẹ 4,6 điểm (1,55%) lên 301,02 điểm.
Trong tổng số 169 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 91 mã tăng giá (18 mã tăng trần), 52 mã giảm giá (16 sàn), 28 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch (HAS của Xây lắp Bưu điện Hà Nội và VGP của Cảng Rau Quả).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công đạt 10,8 triệu đơn vị, trị giá 264,4 tỷ đồng (phiên trước là 11,9 triệu đơn vị và 294,47 tỷ đồng).
Trong những phút đầu tiên của phiên giao dịch, xu hướng giảm giá vẫn áp đảo trên thị trường. Màu đỏ giảm giá và xanh lam (giảm sàn) vẫn tràn ngập trên bảng giao dịch của cả hai sàn chứng khoán.
Giao dịch ảm đạm. Tổng giá trị giao dịch đợt 1 tại Sàn chứng khoán TP.HCM chỉ đạt vỏn vẹn 42,4 tỷ đồng, so với khoảng 56 tỷ đồng trong đợt 1 phiên giao dịch liền trước.
Đợt 1 kết thúc với chỉ số VN-Index giảm 0,4%. Xu hướng giảm điểm tiếp tục gia tăng khi thị trường bước vào đợt 2 với chỉ số VN-Index lúc giảm nhiều nhất lên tới gần 1,1%.
Tuy nhiên, bắt đầu từ nửa cuối đợt 2 một số cổ phiếu đã trở về mức giá tham chiếu (trong đó có cổ phiếu blue-chips STB của Ngân hàng Sacombank) và một số khác tăng điểm nhẹ.
Càng về cuối phiên, số lượng cổ phiếu tăng điểm càng nhiều. Chỉ số VN-Index chung cuộc tăng được gần điểm, vừa đủ để vượt qua mốc 300 điểm.
Một số chuyên viên phân tích và nhà đầu tư có kinh nghiệm cho biết, việc khối các nhà đầu tư ngoại bất ngờ mua ròng 33 tỷ đồng trên sàn chứng khoán TP.HCM và hơn 25 tỷ đồng trên sàn Hà Nội trong phiên giao dịch hôm qua đã tác động khá tốt tới tâm lý của các nhà đầu tư trong nước.
Phương án kích cầu bằng cách xây 10.000 căn nhà xã hội cũng là một thông tin tích cực tác động tới giá cổ phiếu ngành xi măng, sắt thép và xây dựng.
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư có mặt trên sàn chứng khoán SeABank sáng nay kỳ vọng Chính phủ sẽ sớm hạ lãi suất cơ bản xuống 8% và thuế chứng khoán sẽ được duy trì ở mức 0% cho tới hết năm 2009.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, trừ VPL của Du lịch Thương mại Vinpearl đứng giá còn lại đều tăng giá. Trong đó, DPM của Đạm Phú Mỹ và PVF của Tài chính Dầu khí tăng giá kịch trần.
Về khối lượng khớp lệnh của từng mã cổ phiếu, STB của Sacombank vẫn dẫn đầu với 3,1 triệu cổ phiếu, SSI của Chứng khoán Sài Gòn đứng thứ 2 với 1 triệu cổ phiếu. PVF của PetroVietnam Finance theo sau với 0,77 triệu cổ phiếu; DPM của Đạm Phú Mỹ (0,62 triệu cổ phiếu)
Diễn biến trên sàn Hà Nội gần giống sàn TP.HCM.
Chỉ số HASTC-Index chung cuộc tăng 0,87 điểm (0,82%) lên 107,44 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 17/12 đạt 7,1 triệu đơn vị, trị giá 162 tỷ đồng (so với 7,1 triệu đơn vị và 166,3 tỷ đồng phiên liền trước).
Sau một phiên thất vọng tràn trề khi chỉ số VN-Index bất ngờ đảo chiều tuột dốc xuống dưới 300 điểm, nhiều cổ phiếu quay đầu tăng giá trở lại vào cuối phiên giao dịch sáng nay 17/12. (Ảnh: LAD) |
Thông tin các thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt thị trường Mỹ tăng điểm đột biến trong phiên giao dịch đầu giờ sáng nay và hôm qua cùng với hiện tượng tăng cường mua vào của khối các nhà đầu tư ngoại tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tác động đáng kể tới biến động giá cổ phiếu vào cuối giờ sáng nay.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) đã quay đầu tăng nhẹ 4,6 điểm (1,55%) lên 301,02 điểm.
Trong tổng số 169 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 91 mã tăng giá (18 mã tăng trần), 52 mã giảm giá (16 sàn), 28 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch (HAS của Xây lắp Bưu điện Hà Nội và VGP của Cảng Rau Quả).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công đạt 10,8 triệu đơn vị, trị giá 264,4 tỷ đồng (phiên trước là 11,9 triệu đơn vị và 294,47 tỷ đồng).
Trong những phút đầu tiên của phiên giao dịch, xu hướng giảm giá vẫn áp đảo trên thị trường. Màu đỏ giảm giá và xanh lam (giảm sàn) vẫn tràn ngập trên bảng giao dịch của cả hai sàn chứng khoán.
Giao dịch ảm đạm. Tổng giá trị giao dịch đợt 1 tại Sàn chứng khoán TP.HCM chỉ đạt vỏn vẹn 42,4 tỷ đồng, so với khoảng 56 tỷ đồng trong đợt 1 phiên giao dịch liền trước.
Đợt 1 kết thúc với chỉ số VN-Index giảm 0,4%. Xu hướng giảm điểm tiếp tục gia tăng khi thị trường bước vào đợt 2 với chỉ số VN-Index lúc giảm nhiều nhất lên tới gần 1,1%.
Tuy nhiên, bắt đầu từ nửa cuối đợt 2 một số cổ phiếu đã trở về mức giá tham chiếu (trong đó có cổ phiếu blue-chips STB của Ngân hàng Sacombank) và một số khác tăng điểm nhẹ.
Càng về cuối phiên, số lượng cổ phiếu tăng điểm càng nhiều. Chỉ số VN-Index chung cuộc tăng được gần điểm, vừa đủ để vượt qua mốc 300 điểm.
Một số chuyên viên phân tích và nhà đầu tư có kinh nghiệm cho biết, việc khối các nhà đầu tư ngoại bất ngờ mua ròng 33 tỷ đồng trên sàn chứng khoán TP.HCM và hơn 25 tỷ đồng trên sàn Hà Nội trong phiên giao dịch hôm qua đã tác động khá tốt tới tâm lý của các nhà đầu tư trong nước.
Phương án kích cầu bằng cách xây 10.000 căn nhà xã hội cũng là một thông tin tích cực tác động tới giá cổ phiếu ngành xi măng, sắt thép và xây dựng.
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư có mặt trên sàn chứng khoán SeABank sáng nay kỳ vọng Chính phủ sẽ sớm hạ lãi suất cơ bản xuống 8% và thuế chứng khoán sẽ được duy trì ở mức 0% cho tới hết năm 2009.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, trừ VPL của Du lịch Thương mại Vinpearl đứng giá còn lại đều tăng giá. Trong đó, DPM của Đạm Phú Mỹ và PVF của Tài chính Dầu khí tăng giá kịch trần.
Về khối lượng khớp lệnh của từng mã cổ phiếu, STB của Sacombank vẫn dẫn đầu với 3,1 triệu cổ phiếu, SSI của Chứng khoán Sài Gòn đứng thứ 2 với 1 triệu cổ phiếu. PVF của PetroVietnam Finance theo sau với 0,77 triệu cổ phiếu; DPM của Đạm Phú Mỹ (0,62 triệu cổ phiếu)
Diễn biến trên sàn Hà Nội gần giống sàn TP.HCM.
Chỉ số HASTC-Index chung cuộc tăng 0,87 điểm (0,82%) lên 107,44 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 17/12 đạt 7,1 triệu đơn vị, trị giá 162 tỷ đồng (so với 7,1 triệu đơn vị và 166,3 tỷ đồng phiên liền trước).
- Hà Linh
,