221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1140474
Lạm phát sẽ xuống mức một con số vào cuối 2009
1
Article
null
Lạm phát sẽ xuống mức một con số vào cuối 2009
,

 -  Lạm phát của Việt Nam sẽ xuống mức một con số là khuyến cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế trong bản tư vấn mới nhất đối với Việt Nam về triển vọng kinh tế 2009 và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam.

Kết quả này có được sau khi một đoàn chuyên gia cao cấp của IMF đã đến Việt Nam làm việc, có các cuộc thảo luận quan trọng với các cơ quan và chuyên gia phía Việt Nam kéo dài từ 3 - 18/12/2008.

Nhận định chung về kinh tế Việt Nam, đại diện IMF cho rằng, sau một vài năm phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đối mặt với một số thử thách. Sau khi phát triển nhanh năm 2007, đà tăng trưởng đã giảm xuống trong năm 2008 vì Chính phủ phải ổn định nền kinh tế đang quá nóng.

Lạm phát đang giảm nhưng Việt Nam cũng đang đối phó với rủi ro suy giảm kinh tế. (VNN)

Chính phủ đã đạt được những tiến bộ rất đáng ca ngợi trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, Việt Nam gần đây bắt đầu gặp phải ảnh hưởng xấu từ sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.

Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đang giảm, phản ánh sự đi xuống của các nền kinh tế và những đối tác thương mại chính. Kiều hối và đầu tư trực tiếp nước ngoài, hai nguồn chính của hoạt động kinh tế cũng đang giảm xuống do sự suy giảm của các điều kiện kinh tế toàn cầu. 

Những thách thức bên ngoài này kết hợp với những thách thức bên trong bắt nguồn từ thâm hụt lớn của cán cân vãng lai cũng như những điểm yếu trong lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp làm tình hình khó khăn hơn, IMF dự báo.

Một kịch bản kinh tế 2009 đã được IMF dựng lên, theo đó trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu đang xấu đi, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm từ 8,5% trong năm 2007 xuống 6,25% trong năm 2008 và sẽ giảm xuống còn 5% trong năm 2009.

Đặc biệt, với giá các mặt hàng sơ chế đang giảm, lạm phát chung được dự báo là sẽ giảm xuống mức một con số vào cuối năm 2009.

Theo IMF, một sự suy giảm của kinh tế toàn cầu kéo dài và sâu sắc hơn có thể có ảnh hưởng hữu hình đến xuất khẩu và kiều hối và từ đó tác động đến hoạt động kinh tế và cán cân thanh toán.

Những áp lực này có thể sẽ trầm trọng hơn nếu những điều kiện tài chính toàn cầu đang xấu đi làm giảm nữa đầu tư trực tiếp và các luồng vốn bên ngoài khác. Cuối cùng, những hoạt động kinh tế chậm lại làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng.

Vì thế, IMF tỏ ra nhất trí cao với Việt Nam khi cho tằng cán cân rủi ro hiện đã chuyển từ lạm phát sang tăng trưởng và rằng điều này đưa đến việc Chính phủ đã đối phó bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa.

Về hoạt động của hệ thống ngân hàng, IMF tiếp tục lưu ý Việt Nam những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng đã tăng lên trong năm 2008 và có thể sẽ tăng hơn nữa trong năm 2009 do hoạt động kinh tế chậm lại.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,