Thị trường chứng khoán bước vào chu kỳ ảm đạm cuối năm
Cập nhật lúc 11:50, Thứ Hai, 22/12/2008 (GMT+7)
- Đón nhận thông tin hỗ trợ khá mạnh nhưng thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch đầu tuần (22/12) không được như mong đợi của nhiều nhà đầu tư. Chỉ số VN-Index đóng cửa tăng khá nhẹ. Khối lượng và giá trị giao dịch tiếp tục đứng ở mức rất thấp.
Ngay từ chiều 19/12, thông tin giảm lãi suất cơ bản đã được Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố. Theo đó, lãi suất đã được giảm từ 10% xuống còn 8,5% năm, áp dụng từ ngày 22/12.
Như vậy, lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh giảm 5 lần từ mức cao nhất là 14%.
Theo giới quan sát thị trường, động thái này sẽ khiến dòng tiền trên thị trường chuyển dịch khá mạnh và tác động trực tiếp và rất nhanh tới các thị trường quan trọng như tín dụng, chứng khoán, bất động sản.
Khá nhiều dự đoán cho rằng dòng vốn nhàn rỗi khá lớn sẽ nhanh chóng được chuyển từ ngân hàng sang chứng khoán, và có thể là bất động sản.
Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường đã không đúng như dự đoán của các nhà đầu tư chứng khoán.
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay 22/12, khối lượng và giá trị không hề có chuyển biến, thậm chí còn giảm so với phiên giao dịch liền trước. Chỉ số VN-Index tăng điểm nhẹ nhưng thấp hơn nhiều so với mong đợi của các nhà đầu tư.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng nhẹ 2,79 điểm (tương đương tăng 0,91%) lên 310,05 điểm. Đây là phiên tăng điểm nhẹ thứ tư liên tiếp của chỉ số này.
Trong tổng số 170 mã cổ phiếu (thêm cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai) và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 99 mã tăng giá, 46 mã giảm giá, 28 mã đứng giá và 1 mã không giao dịch (DPC của Nhựa Đà Nẵng).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công đạt 10,8 triệu đơn vị, trị giá 264,1 tỷ đồng (phiên trước là 11,3 triệu đơn vị và 276,4 tỷ đồng).
Thống kê cho thấy, giá trị giao dịch thời kỳ sôi động tại Sàn chứng khoán TP.HCM hồi cuối tháng 8, đầu tháng 9 lên tới 1.200-1.500 tỷ đồng.
Một số chuyên viên phân tích thị trường cho biết, để thị trường bật mạnh trở lại thì giá trị giao dịch thông qua khớp lệnh phải đạt từ 350-400 tỷ đồng/phiên.
Tuy nhiên, việc khối lượng và giá trị giao dịch sáng nay 22/12 tiếp tục đứng ở mức thấp cho dù thị trường đón nhận thông tin hỗ trợ khá mạnh và đón thêm một cổ phiếu rất lớn lên sàn là Hoàng Anh Gia Lai chưa hẳn đã phải là một tín hiệu xấu.
Hầu hết trong 10 ngày cuối cùng của năm, khối lượng và giá trị giao dịch và cả chỉ số chứng khoán cũng giảm rất mạnh.
Trong cả hai năm 2007 và 2006, khối lượng và giá trị giao dịch trong các phiên từ ngày 20/12 tới khoảng 5/1 năm sau (dương lịch) đều giảm khoảng 50%. Chỉ số VN-Index cũng liên tục giảm trong các ngày này do tính thanh khoản kém.
Được biết, thông thường thời gian này các nhà đầu tư nước ngoài đều nghỉ không tham gia vào thị trường. Trong khi đó, các tổ chức trong nước cũng không có nhiều hoạt động đầu tư do phải chốt sổ sách cuối năm.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong số 10 cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường cso 6 mã tăng giá (trong đó có 4 mã tăng kịch trần là PPC của Nhiệt điện Phả Lại, PVF của Tài Chính Dầu Khí, PVD của PV Drilling và cổ phiếu mới lên sàn HAG của Hoàng Anh Gia Lai).
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VPL của Vinpearl tiếp tục giảm giá mạnh (sáng 22/12 giảm sàn). Các cổ phiếu lớn khác giảm giá bao gồm: FPT của Tập đoàn FPT, DPM của Đạm Phú Mỹ, STB của Sacombank, VIC của Vincom.
Cổ phiếu mới lên sàn HAG của Hoàng Anh Gia Lai chào sàn sáng nay (22/12) rất ấn tượng với việc tăng hết 20% biên độ cho phép (tương đương tăng 8.000 đồng) lên 48.000 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, STB của Sacombank vẫn đứng đầu (với gần 1,5 triệu cp), PVF của PetroVietnam Finance (1,1 triệu cp), SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,78 triệu cp), HPG (0,44 triệu cp), DPM (0,42 triệu cp), REE của Cơ điện Lạnh (0,42 triệu cp)....
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index cũng đã có một phiên tăng điểm nhẹ.
Cụ thể, HASTC-Index sáng nay tăng 0,13 điểm (tương đương tăng 0,12%) lên 107,85 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 22/12 đạt 6,75 triệu đơn vị, trị giá 157,8 tỷ đồng (so với 6,9 triệu đơn vị và 158 tỷ đồng phiên liền trước).
Ngay từ chiều 19/12, thông tin giảm lãi suất cơ bản đã được Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố. Theo đó, lãi suất đã được giảm từ 10% xuống còn 8,5% năm, áp dụng từ ngày 22/12.
Như vậy, lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh giảm 5 lần từ mức cao nhất là 14%.
Theo giới quan sát thị trường, động thái này sẽ khiến dòng tiền trên thị trường chuyển dịch khá mạnh và tác động trực tiếp và rất nhanh tới các thị trường quan trọng như tín dụng, chứng khoán, bất động sản.
Khá nhiều dự đoán cho rằng dòng vốn nhàn rỗi khá lớn sẽ nhanh chóng được chuyển từ ngân hàng sang chứng khoán, và có thể là bất động sản.
Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường đã không đúng như dự đoán của các nhà đầu tư chứng khoán.
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay 22/12, khối lượng và giá trị không hề có chuyển biến, thậm chí còn giảm so với phiên giao dịch liền trước. Chỉ số VN-Index tăng điểm nhẹ nhưng thấp hơn nhiều so với mong đợi của các nhà đầu tư.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng nhẹ 2,79 điểm (tương đương tăng 0,91%) lên 310,05 điểm. Đây là phiên tăng điểm nhẹ thứ tư liên tiếp của chỉ số này.
Trong tổng số 170 mã cổ phiếu (thêm cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai) và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 99 mã tăng giá, 46 mã giảm giá, 28 mã đứng giá và 1 mã không giao dịch (DPC của Nhựa Đà Nẵng).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công đạt 10,8 triệu đơn vị, trị giá 264,1 tỷ đồng (phiên trước là 11,3 triệu đơn vị và 276,4 tỷ đồng).
Thống kê cho thấy, giá trị giao dịch thời kỳ sôi động tại Sàn chứng khoán TP.HCM hồi cuối tháng 8, đầu tháng 9 lên tới 1.200-1.500 tỷ đồng.
Một số chuyên viên phân tích thị trường cho biết, để thị trường bật mạnh trở lại thì giá trị giao dịch thông qua khớp lệnh phải đạt từ 350-400 tỷ đồng/phiên.
Tuy nhiên, việc khối lượng và giá trị giao dịch sáng nay 22/12 tiếp tục đứng ở mức thấp cho dù thị trường đón nhận thông tin hỗ trợ khá mạnh và đón thêm một cổ phiếu rất lớn lên sàn là Hoàng Anh Gia Lai chưa hẳn đã phải là một tín hiệu xấu.
Hầu hết trong 10 ngày cuối cùng của năm, khối lượng và giá trị giao dịch và cả chỉ số chứng khoán cũng giảm rất mạnh.
Trong cả hai năm 2007 và 2006, khối lượng và giá trị giao dịch trong các phiên từ ngày 20/12 tới khoảng 5/1 năm sau (dương lịch) đều giảm khoảng 50%. Chỉ số VN-Index cũng liên tục giảm trong các ngày này do tính thanh khoản kém.
Được biết, thông thường thời gian này các nhà đầu tư nước ngoài đều nghỉ không tham gia vào thị trường. Trong khi đó, các tổ chức trong nước cũng không có nhiều hoạt động đầu tư do phải chốt sổ sách cuối năm.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong số 10 cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường cso 6 mã tăng giá (trong đó có 4 mã tăng kịch trần là PPC của Nhiệt điện Phả Lại, PVF của Tài Chính Dầu Khí, PVD của PV Drilling và cổ phiếu mới lên sàn HAG của Hoàng Anh Gia Lai).
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VPL của Vinpearl tiếp tục giảm giá mạnh (sáng 22/12 giảm sàn). Các cổ phiếu lớn khác giảm giá bao gồm: FPT của Tập đoàn FPT, DPM của Đạm Phú Mỹ, STB của Sacombank, VIC của Vincom.
Cổ phiếu mới lên sàn HAG của Hoàng Anh Gia Lai chào sàn sáng nay (22/12) rất ấn tượng với việc tăng hết 20% biên độ cho phép (tương đương tăng 8.000 đồng) lên 48.000 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, STB của Sacombank vẫn đứng đầu (với gần 1,5 triệu cp), PVF của PetroVietnam Finance (1,1 triệu cp), SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,78 triệu cp), HPG (0,44 triệu cp), DPM (0,42 triệu cp), REE của Cơ điện Lạnh (0,42 triệu cp)....
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index cũng đã có một phiên tăng điểm nhẹ.
Cụ thể, HASTC-Index sáng nay tăng 0,13 điểm (tương đương tăng 0,12%) lên 107,85 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 22/12 đạt 6,75 triệu đơn vị, trị giá 157,8 tỷ đồng (so với 6,9 triệu đơn vị và 158 tỷ đồng phiên liền trước).
- Hà Linh
,