Chứng khoán nhúc nhắc lê bước
Cập nhật lúc 12:13, Thứ Hai, 29/12/2008 (GMT+7)
- Trái ngược với dự đoán của nhiều người, thị trường đón nhận thông tin vẫn áp dụng thuế thu nhập cá nhân từ 1/1/2009 với thái độ khá hờ hững. Chỉ số VN-Index tăng điểm nhẹ phiên thứ 2 liên tiếp.
Mặc dù vậy, thị trường tiếp tục ở trong tình trạng rất ảm đạm, ít người mua - bán. Trái ngược với dự đoán của nhiều người, thị trường đón nhận thông tin vẫn áp dụng thuế thu nhập cá nhân từ 1/1/2009 với thái độ khá hờ hững.
Các nhà đầu tư có mặt trên các sàn giao dịch chứng khoán sáng nay (29/12), chủ yếu tới để theo dõi diễn biến thị trường và nói chuyện về chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam.
Những người đang nắm giữ cổ phiếu bán ra rất ít do dự đoán thị giá cổ phiếu khó giảm mạnh xuống nữa, trong khi đó người mua vào cũng không nhiều do thị trường đang ở trong giai đoạn đi ngang, chưa có tín hiệu bật dậy. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn đang trong kỳ nghỉ lễ tết.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 4,1 điểm (1,35%), lên 308,56 điểm.
Trong tổng số 170 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 87 mã tăng giá (31 mã tăng trần), 59 mã giảm giá (8 mã giảm sàn), 27 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch (DTT của Kỹ nghệ Đô Thành).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công đạt gần 7,9 triệu đơn vị, trị giá 200,2 tỷ đồng (phiên trước là 8 triệu đơn vị và 212,5 tỷ đồng).
Theo giới quan sát, thị trường có thể bớt ảm đạm trong 1-2 tuần nữa sau khi khối các nhà đầu tư ngoại quay trở lại giao dịch.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm cho biết họ chưa thấy thông tin nào đủ mạnh trong thời gian tới có thể giúp thị trường đi lên vững chắc bất chấp phân tích kỹ thuật vẫn cho tín hiệu mua vào.
Theo một chuyên viên phân tích chứng khoán tại TP.HCM, phân tích kỹ thuật trong bối cảnh thị trường lình xình, đi ngang thường cho tín hiệu không chính xác do chủ yếu dựa vào biến động giá với 2 đường giá bình quân dài hạn và ngắn hạn. Khi thị trường lình xình thì hai đường này sẽ xích lại gần nhau nên tín hiệu sẽ hay bị sai.
Theo chuyên viên này, phân tích thị trường giai đoạn này chủ yếu nhìn vào thông tin mà dự báo thị trường. Các thông tin hỗ trợ như lãi suất giảm, gói kích thích kinh tế, lạm phát giảm, xăng giảm… đã ra hết và không có tác động nhiều. Các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong số 10 cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường trừ STB của Sacombank và FPT của Tập đoàn FPT giảm sàn, còn lại hầu hết tăng giá khá mạnh.
Cổ phiếu VPL của Du lịch Thương mại Vinpearl đã quay đầu tăng giá kịch trần sau chuỗi ngày liên tục giảm sàn. Cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục chuỗi ngày tăng trần.
Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản tiếp tục tăng giá khá mạnh như: SJS của Sudico, TDH của Nhà Thủ Đức, ITA của ITACO...
Về khối lượng giao dịch, STB của Sacombank vẫn đứng đầu (với gần 1,22 triệu đơn vị), DPM của Đạm Phú Mỹ (0,58 triệu), PVF của PetroVietnam Finance (0,52 triệu), PVD của PV Drilling (0,42 triệu), SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,39 triệu).
Trên sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index quay đầu giảm sau hai phiên tăng điểm nhẹ trước đó.
Cụ thể, HASTC-Index sáng nay giảm 0,12 điểm (0,11%) xuống 105,5 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 29/12 đạt 4,5 triệu đơn vị, trị giá 122 tỷ đồng (phiên trước là 4,5 triệu đơn vị và 103,2 tỷ đồng).
Mặc dù vậy, thị trường tiếp tục ở trong tình trạng rất ảm đạm, ít người mua - bán. Trái ngược với dự đoán của nhiều người, thị trường đón nhận thông tin vẫn áp dụng thuế thu nhập cá nhân từ 1/1/2009 với thái độ khá hờ hững.
Chỉ số VN-Index tăng điểm nhẹ phiên thứ 2 liên tiếp. (Ảnh: Đặng Vỹ) |
Các nhà đầu tư có mặt trên các sàn giao dịch chứng khoán sáng nay (29/12), chủ yếu tới để theo dõi diễn biến thị trường và nói chuyện về chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam.
Những người đang nắm giữ cổ phiếu bán ra rất ít do dự đoán thị giá cổ phiếu khó giảm mạnh xuống nữa, trong khi đó người mua vào cũng không nhiều do thị trường đang ở trong giai đoạn đi ngang, chưa có tín hiệu bật dậy. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn đang trong kỳ nghỉ lễ tết.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 4,1 điểm (1,35%), lên 308,56 điểm.
Trong tổng số 170 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 87 mã tăng giá (31 mã tăng trần), 59 mã giảm giá (8 mã giảm sàn), 27 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch (DTT của Kỹ nghệ Đô Thành).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công đạt gần 7,9 triệu đơn vị, trị giá 200,2 tỷ đồng (phiên trước là 8 triệu đơn vị và 212,5 tỷ đồng).
Theo giới quan sát, thị trường có thể bớt ảm đạm trong 1-2 tuần nữa sau khi khối các nhà đầu tư ngoại quay trở lại giao dịch.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm cho biết họ chưa thấy thông tin nào đủ mạnh trong thời gian tới có thể giúp thị trường đi lên vững chắc bất chấp phân tích kỹ thuật vẫn cho tín hiệu mua vào.
Theo một chuyên viên phân tích chứng khoán tại TP.HCM, phân tích kỹ thuật trong bối cảnh thị trường lình xình, đi ngang thường cho tín hiệu không chính xác do chủ yếu dựa vào biến động giá với 2 đường giá bình quân dài hạn và ngắn hạn. Khi thị trường lình xình thì hai đường này sẽ xích lại gần nhau nên tín hiệu sẽ hay bị sai.
Theo chuyên viên này, phân tích thị trường giai đoạn này chủ yếu nhìn vào thông tin mà dự báo thị trường. Các thông tin hỗ trợ như lãi suất giảm, gói kích thích kinh tế, lạm phát giảm, xăng giảm… đã ra hết và không có tác động nhiều. Các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong số 10 cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường trừ STB của Sacombank và FPT của Tập đoàn FPT giảm sàn, còn lại hầu hết tăng giá khá mạnh.
Cổ phiếu VPL của Du lịch Thương mại Vinpearl đã quay đầu tăng giá kịch trần sau chuỗi ngày liên tục giảm sàn. Cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục chuỗi ngày tăng trần.
Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản tiếp tục tăng giá khá mạnh như: SJS của Sudico, TDH của Nhà Thủ Đức, ITA của ITACO...
Về khối lượng giao dịch, STB của Sacombank vẫn đứng đầu (với gần 1,22 triệu đơn vị), DPM của Đạm Phú Mỹ (0,58 triệu), PVF của PetroVietnam Finance (0,52 triệu), PVD của PV Drilling (0,42 triệu), SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,39 triệu).
Trên sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index quay đầu giảm sau hai phiên tăng điểm nhẹ trước đó.
Cụ thể, HASTC-Index sáng nay giảm 0,12 điểm (0,11%) xuống 105,5 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 29/12 đạt 4,5 triệu đơn vị, trị giá 122 tỷ đồng (phiên trước là 4,5 triệu đơn vị và 103,2 tỷ đồng).
- Hà Linh
,