TTCK kết thúc năm sóng gió 2008 giảm 66%
Cập nhật lúc 12:11, Thứ Tư, 31/12/2008 (GMT+7)
- Nằm ngoài dự đoán của tất cả các chuyên gia và nhà đầu tư, thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam năm 2008 đã giảm giá ở mức độ kinh hoàng nhất trong lịch sử với chỉ số VN-Index đóng cửa ở 315,62 điểm - bằng 1/3 so với mức cuối năm trước đó.
VN-Index giảm mạnh nhất trong lịch sử
Sau hai năm gần như đứng đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tuột dốc thê thảm từ mức 927,02 điểm vào cuối năm 2007 xuống chỉ còn 315,62 điểm vào cuối năm 2008.
Đây là mức mất điểm kỷ lục của chỉ số VN-Index kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động 7/2000 và được đánh giá là mức giảm điểm mạnh nhất trên thế giới.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới sự tuột dốc của thị trường nhưng theo ý kiến của đa số các chuyên gia, nguyên nhân quan trọng nhất là sự tăng trưởng nóng của các cổ phiếu trong hai năm trước đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và lượng cung lớn hàng hoá cho thị trường với chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Thống kê cho thấy chỉ riêng trong năm 2008, cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã đón nhận thêm 87 cổ phiếu mới lên sàn (31 trên sàn TP.HCM) với những gương mặt rất lớn như Hoàng Anh Gia Lai, PetroVietnam Finance, Vinaconex…
Bên cạnh đó, có tới cả trăm công ty phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên từ 30%-200% và nhiều doanh nghiệp lớn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (như VietinBank, Sabeco, Habeco…)
Mặc dù đón nhận thêm một lượng cổ phiếu khổng lồ nhưng giá trị giao dịch trong năm 2008 lại giảm khá nhiều, thị trường ảm đạm, đặc biệt vào những tháng cuối năm.
Cụ thể, giá trị giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh bình quân trên sàn chứng khoán TP.HCM trong năm 2008 chỉ đạt 462,7 tỷ đồng/phiên so với 767,1 tỷ đồng/phiên trong năm 2007.
HASTC-Index giảm 67,51% xuống 105,11 điểm
Cũng giống như trên Sàn chứng khoán TP.HCM, chỉ số HASTC-Index của Sàn Hà Nội đã chứng kiến một năm giảm giá kinh hoàng.
Tính trong cả năm 2008, chỉ số HASTC-Index giảm tổng cộng 218,44 điểm (tương đương 67,51%) xuống 105,11 điểm.
Tính thanh khoản tại đây cũng giảm khá mạnh xuống chỉ còn khoảng 150 tỷ đồng /phiên trong mấy phiên cuối năm, so với mức trên 500 tỷ đồng vào thời kỳ sôi động.
Thị trường liên tục giảm giá, giao dịch ảm đạm bất chấp hàng loạt các biện pháp đã được đưa ra trong năm 2008 nhằm ổn định thị trường như Nhà nước (SCIC) mua vào cổ phiếu, thu hẹp biên độ-nới rộng biên độ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ…
Nhiều cổ phiếu đã giảm giá tới 80-90% khiến hầu hết các nhà đầu tư chứng khoán thua lỗ, thậm chí có người mất toàn bộ số tiền đầu tư do cầm cố chứng khoán để vay tiền.
Năm 2009: Còn nhiều khó khăn
Mặc dù các cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã giảm 2/3 trong năm 2008 và đang đứng ở mức thấp kỷ lục trong 3-4 năm qua tuy nhiên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu rõ nét cho một đợt hồi phục thực sự.
Các nguồn tiền đổ vào chứng khoán hiện vẫn khá hạn chế do hầu hết các tổ chức trong nước như các công ty chứng khoán đều trong tình trạng gặp khó khăn trong khi các nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ quay lại mua vào trong vài phiên gần đây sau khi bán ròng trong hơn 4 tháng.
Với sự giảm giá mạnh của đa số các cổ phiếu, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đang bị thu nhỏ lại. Cùng với đó, tính thanh khoản đang có xu hướng giảm dần và thị trường có dấu hiệu lình xình, đi ngang có thể sẽ làm giảm tính hấp dẫn của kênh đầu tư này.
Thống kê cho thấy, giá trị giao dịch thông qua khớp lệnh bình quân trên sàn HOSE trong tháng 12/2008 chỉ đạt vỏn vẹn 241 tỷ đồng, thấp hơn khá nhiều so với mức 384 tỷ đồng/phiên trong tháng 11/2008 và 427,2 tỷ đồng/phiên trong tháng 10.
Tính hấp dẫn của thị trường còn bị ảnh hưởng khi mà tình hình sản xuất kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Hầu hết các doanh nghiệp đã gặp khó khăn về xuất khẩu, về bán sản phẩm trong nước, về vốn và lãi suất cũng như các chi phí đầu vào tăng trước khi khủng hoảng diễn ra. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính và bất động sản thua lỗ hoặc buộc phải điều chỉnh giảm mạnh kế hoạch lợi nhuận trong năm 2008.
Theo các chuyên gia tài chính thế giới, cuộc khủng hoảng có thể kéo dài tới giữa năm 2009. Các nền kinh tế sau một năm khó khăn sẽ phát triển trở lại vào đầu năm 2010.
Tại Việt Nam, cho tới thời điểm này cũng đã có một số tín hiệu tốt hỗ trợ cho doanh nghiệp như chi phí đầu vào giảm mạnh, tín dụng dần dần được khơi thông… Đây là tiền đề để các doanh nghiệp khôi phục lại sản xuất và mở rộng kinh doanh.
VN-Index giảm mạnh nhất trong lịch sử
Sau hai năm gần như đứng đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tuột dốc thê thảm từ mức 927,02 điểm vào cuối năm 2007 xuống chỉ còn 315,62 điểm vào cuối năm 2008.
Đây là mức mất điểm kỷ lục của chỉ số VN-Index kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động 7/2000 và được đánh giá là mức giảm điểm mạnh nhất trên thế giới.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới sự tuột dốc của thị trường nhưng theo ý kiến của đa số các chuyên gia, nguyên nhân quan trọng nhất là sự tăng trưởng nóng của các cổ phiếu trong hai năm trước đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và lượng cung lớn hàng hoá cho thị trường với chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Thống kê cho thấy chỉ riêng trong năm 2008, cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã đón nhận thêm 87 cổ phiếu mới lên sàn (31 trên sàn TP.HCM) với những gương mặt rất lớn như Hoàng Anh Gia Lai, PetroVietnam Finance, Vinaconex…
Bên cạnh đó, có tới cả trăm công ty phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên từ 30%-200% và nhiều doanh nghiệp lớn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (như VietinBank, Sabeco, Habeco…)
Mặc dù đón nhận thêm một lượng cổ phiếu khổng lồ nhưng giá trị giao dịch trong năm 2008 lại giảm khá nhiều, thị trường ảm đạm, đặc biệt vào những tháng cuối năm.
Cụ thể, giá trị giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh bình quân trên sàn chứng khoán TP.HCM trong năm 2008 chỉ đạt 462,7 tỷ đồng/phiên so với 767,1 tỷ đồng/phiên trong năm 2007.
HASTC-Index giảm 67,51% xuống 105,11 điểm
Cũng giống như trên Sàn chứng khoán TP.HCM, chỉ số HASTC-Index của Sàn Hà Nội đã chứng kiến một năm giảm giá kinh hoàng.
Tính trong cả năm 2008, chỉ số HASTC-Index giảm tổng cộng 218,44 điểm (tương đương 67,51%) xuống 105,11 điểm.
Tính thanh khoản tại đây cũng giảm khá mạnh xuống chỉ còn khoảng 150 tỷ đồng /phiên trong mấy phiên cuối năm, so với mức trên 500 tỷ đồng vào thời kỳ sôi động.
Thị trường liên tục giảm giá, giao dịch ảm đạm bất chấp hàng loạt các biện pháp đã được đưa ra trong năm 2008 nhằm ổn định thị trường như Nhà nước (SCIC) mua vào cổ phiếu, thu hẹp biên độ-nới rộng biên độ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ…
Nhiều cổ phiếu đã giảm giá tới 80-90% khiến hầu hết các nhà đầu tư chứng khoán thua lỗ, thậm chí có người mất toàn bộ số tiền đầu tư do cầm cố chứng khoán để vay tiền.
Năm 2009: Còn nhiều khó khăn
Mặc dù các cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã giảm 2/3 trong năm 2008 và đang đứng ở mức thấp kỷ lục trong 3-4 năm qua tuy nhiên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu rõ nét cho một đợt hồi phục thực sự.
Các nguồn tiền đổ vào chứng khoán hiện vẫn khá hạn chế do hầu hết các tổ chức trong nước như các công ty chứng khoán đều trong tình trạng gặp khó khăn trong khi các nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ quay lại mua vào trong vài phiên gần đây sau khi bán ròng trong hơn 4 tháng.
Với sự giảm giá mạnh của đa số các cổ phiếu, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đang bị thu nhỏ lại. Cùng với đó, tính thanh khoản đang có xu hướng giảm dần và thị trường có dấu hiệu lình xình, đi ngang có thể sẽ làm giảm tính hấp dẫn của kênh đầu tư này.
Thống kê cho thấy, giá trị giao dịch thông qua khớp lệnh bình quân trên sàn HOSE trong tháng 12/2008 chỉ đạt vỏn vẹn 241 tỷ đồng, thấp hơn khá nhiều so với mức 384 tỷ đồng/phiên trong tháng 11/2008 và 427,2 tỷ đồng/phiên trong tháng 10.
Tính hấp dẫn của thị trường còn bị ảnh hưởng khi mà tình hình sản xuất kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Hầu hết các doanh nghiệp đã gặp khó khăn về xuất khẩu, về bán sản phẩm trong nước, về vốn và lãi suất cũng như các chi phí đầu vào tăng trước khi khủng hoảng diễn ra. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính và bất động sản thua lỗ hoặc buộc phải điều chỉnh giảm mạnh kế hoạch lợi nhuận trong năm 2008.
Theo các chuyên gia tài chính thế giới, cuộc khủng hoảng có thể kéo dài tới giữa năm 2009. Các nền kinh tế sau một năm khó khăn sẽ phát triển trở lại vào đầu năm 2010.
Tại Việt Nam, cho tới thời điểm này cũng đã có một số tín hiệu tốt hỗ trợ cho doanh nghiệp như chi phí đầu vào giảm mạnh, tín dụng dần dần được khơi thông… Đây là tiền đề để các doanh nghiệp khôi phục lại sản xuất và mở rộng kinh doanh.
- Hà Linh
,