221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1145352
Thủ tướng: Lấy thị trường nội địa làm điểm tựa
1
Article
null
Thủ tướng: Lấy thị trường nội địa làm điểm tựa
,

 - Để vượt qua khó khăn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, Bộ Công Thương nên lấy thị trường trong nước làm điểm tựa để đi lên. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng  Nguyễn Tấn Dũng  tại hội nghị tổng kểt năm 2008, triển khai kế hoạch 2009 của ngành Công Thương ngày 31/12/2008  tại Hà Nội.

Thủ tướng:  "Lấy thị trường nội địa làm điểm tựa".  Ảnh Phan Hùng.

Cũng như nhiều bộ ngành khác, những tính từ “khó khăn”, “thách thức”, “chưa ổn định”… dường như xuất hiện với tần suất nhiều hơn trong báo cáo tổng kết của Bộ Công Thương. Điều này đã phản ánh thực tế không mấy lạc quan về thực trạng nền kinh tế năm qua.

       2008 qua những con số

• 650 tỷ đồng: giá trị sản xuất công nghiệp, tăng 14,6% so với năm 2007.
• 63 tỷ USD: kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả nước, tăng trên 29,5% so với năm 2007.
• 79,9 tỷ USD: kim ngạch nhập khẩu, tăng 27,5% so với năm 2007
• 17 tỷ USD: kim ngạch nhập siêu, tăng 27% so với năm 2007

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm cho kinh tế toàn cầu suy thoái và hiện vẫn chưa thấy đáy. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương bên cạnh việc rà soát các quy định, tìm kiếm thị trường để phát triển xuất khẩu… cần coi trọng thị trường trong nước, lấy thị trường nội địa làm điểm tựa đi lên.

Thủ tướng cho rằng cần nhìn vào tiềm năng to lớn của thị trường nội địa. Với thu nhập bình quân đầu người năm 2008 hơn 1.000 USD/người, thị trường tiêu thụ hơn 80 triệu dân đang là điểm hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương đẩy mạnh việc phối hợp với các bộ, ngành, doanh nghiệp để dự báo, nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành. Về phía Chính phủ, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các biện pháp như giảm lãi suất cơ bản, yêu cầu Ngân hàng Phát triển bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa…Để vượt qua khó khăn, Thủ tướng một lần nữa kêu gọi sự nỗ lực hơn nữa của cộng đồng doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, giải pháp nhằm đối phó với những “tin xấu” là cần tìm ra những yếu tố mới như mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường xuất khẩu mới, đẩy nhanh các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu mới đi vào hoạt động... Hướng lâu dài vẫn là tập trung vào xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, chất lượng cao để bù đắp lại những thiếu hụt về số lượng.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho biết, năm 2008, tỷ trọng công nghiệp trong GDP tiếp tục chuyển dịch tăng dần và thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế quốc dân, ước đạt khoảng 34,4% (nếu tính cả xây dựng thì tỷ trọng ước khoảng 40%, cao nhất trong ba khu vực). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt khoảng 650 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2007.

Xuất khẩu làm gì trong "thời tiết xấu"?

Xuất khẩu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì đóng góp lớn cho nền kinh tế. Thống kê của Bộ Công Thương cho biết năm nay, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007.

Chỉ tiêu năm 2009 của ngành Công Thương

• Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 766 nghìn tỷ đồng, tăng 16,0%
• Giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp tăng 9,0%
• Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 71,084 tỉ USD, tăng 13%
• Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá là 90,3 tỷ USD, tăng 13%.
• Nhập siêu hàng hoá năm 2009 khoảng 19,2 tỷ USD

• Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên thị trường nội địa ước khoảng 1.210 nghìn tỷ đồng, tăng 25,13% so với năm 2008.

Đáng lưu ý là mức tăng trưởng của các khu vực thị trường có sự thay đổi. Xuất khẩu sang thị trường Châu Phi tăng tới 95,7%, Châu Á tăng 37,8%, Châu Đại dương tăng 34,9%. Tuy nhiên, tốc độ tăng đã chậm lại đối với Châu Mỹ (21,9%), Châu Âu (26,3%). Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đã có nỗ lực tìm thị trường mới, đa dạng hóa "đầu ra", nhờ đó giảm được rủi ro khi những thị trường truyền thống gặp khó khăn.

Bộ trưởng Hoàng cho biết, kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, cực kỳ khó khăn nên năm 2009 sẽ là năm phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận nhiều tin xấu. Dù ngành công thương đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 13% so với 2008 nhưng theo ông Hoàng là rất khó đạt.

Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm mạnh trong năm tới, chắc chắn khiến "cầu" suy giảm, các nhà nhập khẩu cũng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để nhập khẩu hàng hoá. Nhiều hàng rào phi thuế và các biện pháp bảo hộ đã được các nước dựng lên sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thuỷ sản, sản phẩm gỗ….

Trong bối cảnh đó, hàng hoá Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hoá cùng chủng loại của các nước châu Á như nông sản, thuỷ sản, dệt may, giầy dép, điện tử cũng đang «dội chợ ». Như vậy, những thuận lợi về giá như gạo, cà phê, hạt tiêu, thuỷ sản, khoáng sản... năm 2008 nhìn chung sẽ không còn.

Năm 2009 sẽ là một năm mà  doanh nghiệp cần chuẩn bị tinh thần để đón nhận nhiều tin xấu. Do đó, theo ông Hoàng, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng để đối diện với những khó khăn sẽ xảy ra.

  • Phan Hùng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,