221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1147692
Thị trường trong nước là điểm tựa cho doanh nghiệp
1
Article
null
Thị trường trong nước là điểm tựa cho doanh nghiệp
,

   "Quan điểm phải là lấy thị trường trong nước phải là điểm tựa, thị trường xuất khẩu là quan trọng"- ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại đã nói như vậy về hướng đi của các DN khi thị trường xuất khẩu gặp khó khi trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo "Đẩy mạnh bán hàng Việt Nam trên thị trường nội địa 2009" do báo Sài Gòn Tiếp Thị và Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức chiều 7/1/2009 tại Hà Nội.

Ông Trương Đình Tuyển: "Đừng coi thị trường nội địa là đối phó" - Ảnh Phan Hùng

Thưa ông, dường như phải đợi đến khi nền kinh tế khó khăn, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các doanh nghiệp Việt Nam mới quan tâm đến thị trường nội địa?

Đúng là lâu nay, doanh nghiệp của ta hay chú trọng xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa. Nhưng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu như hiện nay thì doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy. Quan điểm phải là lấy thị trường trong nước phải là điểm tựa, thị trường xuất khẩu là quan trọng.

Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh là các doanh nghiệp cần xác định chiếc lược phát triển lâu dài ở thị trường nội địa chứ không phải chỉ quay sang thị trường nội địa để đối phó với khủng hoảng trong lúc xuất khẩu khó khăn. Một mặt, bản thân thị trường nội địa rất tiềm năng với quy mô dân số trên 85 triệu, dân số trẻ, tiêu dùng tăng trưởng mạnh những năm qua đều ở mức trên 20%.

Mặt khác, cần phải nhớ rằng, xuất khẩu không thể tăng trưởng liên tục mãi ở mức trên 20% như những năm vừa qua. Năm nay, Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu 13% nhưng tôi cho là rất khó thực hiện trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các thị trường xuất khẩu suy giảm sức mua.

Theo ông, liệu có quá muộn giờ đây doanh nghiệp Việt mới quay về thị trường nội địa?

Doanh nghiệp Việt Nam có 3 ưu thế ở thị trường nội địa:

Thứ nhất, cùng là người Việt Nam, doanh nghiệp Việt sẽ hiểu thị trường và văn hoá tiêu dùng của người Việt hơn. Đó là cơ hội để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ hai, 85% người Việt vẫn lựa chọn kênh phân phối truyền thống trong khi các nhà phân phối nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu chỉ phát triển kênh phân phối hiện đại. Dư địa cho doanh nghiệp Việt còn rất lớn.

Thứ ba, khi bán hàng ở thị trường nội địa, chi phí doanh nghiệp phải chi trả như vận tải, phân phối tiếp thị… cũng rẻ hơn.

Chính vì 3 lý do trên, thị trường trong nước hoàn toàn có thể là điểm tựa cho doanh nghiệp trong nước.
 

Các chợ truyền thống vẫn là kênh bán lẻ quan trọng của các doanh nghiệp Việt - Ảnh Phan Hùng

Từng là Bộ trưởng Bộ Thương mại, với cái nhìn vĩ mô, theo ông doanh nghiệp Việt Nam nên chọn cách tiếp cận thị trường nội địa theo hướng nào?

Trước hết, doanh nghiệp phải xác định được tầm quan trọng của thị trường nội địa nhưng để thành công thì phải xác định đối tượng khách hàng phù hợp với mục tiêu phát triển của mình.

Không phải doanh nghiệp nào cũng làm được những sản phẩm tốt nhất, và không phải khách hàng nào cũng lựa chọn sản phẩm tốt nhất bởi sản phẩm tốt nhất luôn đi kèm giá thành cao. Như vậy, xác định đúng đối tượng khách hàng là rất quan trọng.

Hiện tầng lớp có thu nhập cao chỉ chiếm khoảng 10% dân số trong khi phân khúc thu nhập trung bình và thấp thì chiếm số đông. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thường quan tâm nhiều hơn tới những sản phẩm thiết yếu… Đó chính là những nhân tố để doanh nghiệp thay đổi cơ cấu mặt hàng, sản phẩm cho phù hợp.

Đã có một số đề xuất, Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp Việt một cách thiết thực bằng cách yêu cầu các cơ quan công quyền dùng hàng Việt Nam. Ông có ủng hộ đề xuất này?

Hiện nay ta đã gia nhập WTO và những yêu cần như thế sẽ vi phạm các quy định của WTO. Hơn nữa, kêu gọi chung chung người Việt Nam dùng hàng Việt Nam thì rất khó thuyết phục. Cơ bản là doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng hàng hoá và có giá thành cạnh tranh.

Năm 1999, sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định mậu dịch tự do, hàng Trung Quốc đã ào ạt vào Việt Nam từ bia Vạn Lực, gạch ngói, quần áo... làm gay go, khốn đốn nhiều doanh nghiệp Việt. Nhưng sau vài năm, hàng Việt Nam đã nâng cao chất lượng  lên thì tự khắc hàng Trung Quốc bị dẹp.

Vậy nên cốt yếu vẫn là nâng cao chất lượng. Khi đó không cần tuyên truyền hàng Việt Nam vẫn có chỗ đứng.

Xin cảm ơn ông!

  • Phan Hùng (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,