Giao dịch cổ phiếu trở lại tình trạng ảm đạm
Cập nhật lúc 11:38, Thứ Sáu, 09/01/2009 (GMT+7)
- Sôi động trở lại đúng được ba phiên, giao dịch cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã quay lại tình trạng chậm chạm và buồn tẻ. Khối lượng và giá trị giao dịch giảm gần 50% so với phiên liền trước.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 9/1, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 0,75 điểm (tương đương giảm 0,24%) xuống 313,4 điểm.
Trong tổng số 171 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 50 mã tăng giá (5 mã tăng trần), 80 mã giảm giá (6 giảm sàn), 43 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch (COM của Vật tư Xăng dầu và DPC của Nhựa Đà Nẵng).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 9/1 đạt 7,6 triệu đơn vị, trị giá 179,9 tỷ đồng (phiên trước là 13 triệu đơn vị và 303,8 tỷ đồng).
Theo giới quan sát thị trường, ngay từ đầu phiên giao dịch sáng nay tình trạng ảm đạm đã bao trùm thị trường. Giao dịch giảm 50% so với đợt 1 phiên liền trước do các nhà đầu tư dừng lại xem xét động thái của khối các nhà đầu tư ngoại - yếu tố được cho là quan trọng nhất nâng đỡ thị trường trong thời gian vừa qua.
“Các nhà đầu tư ngoại dường như bắt đầu giảm mua vào. Sau cả hơn chục phiên mua ròng liên tiếp, hôm qua khối nhà đầu tư này đã tăng mạnh bán ra trong khi giảm mua vào. Và đây là phiên bán ròng đầu tiên của khối này”, anh Hoàng, một nhà đầu tư có mặt tại sàn SeABank sáng nay nói.
Trên thực tế, thống kê cho thấy, các nhà đầu tư ngoại liên tiếp duy trì lượng mua vào luôn gấp đôi lượng bán ra trong 4 phiên liền trước và tới ngày hôm qua 8/1 thì lượng bán ra đã nhỉnh hơn mua vào một chút, ở mức 2,07 triệu so với 2,09 triệu đơn vị.
Trong phiên giao dịch sáng nay, mặc dù chưa chính thức có số liệu nhưng hầu hết các nhà đầu tư đều có thể nhận thấy khối lượng mua vào của khối ngoại khá ít, chỉ có duy nhất một mã VNM của Vinamilk được mua với khối lượng hơn 100.000 cổ phiếu, còn lại rất ít.
Sức cầu cổ phiếu của các nhà đầu tư ngoại đang giảm rõ rệt.
Trong một báo cáo mới nhất của mình, HSBC cho rằng mặc dù TTCK Việt Nam là thị trường hoạt động kém nhất châu Á năm 2009, giảm tới 69% nhưng việc quy mô thị trường này đang bị thu nhỏ dần với không một cổ phiếu nào có giá trị vốn hoá hơn 1 tỷ USD, thì đây không phải là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài lớn.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, đa số các cổ phiếu giảm giá nhưng khối blue-chips có sự phân hoá mạnh. Một số tăng giá bao gồm: VPL của Du lịch Thương mại Vinpearl (tăng giá trần), HAG của Hoàng Anh Gia Lai, HPG của Hoà Phát, PVD của PV Drilling, PVF của Tài chính Dầu khí. Trong khi đó, VNM của Vinamilk, VIC của Vincom, FPT của Tập đoàn FPT giảm giá còn DPM của Đạm Phú Mỹ và STB của Sacombank đứng giá.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn dẫn đầu thị trường với 0,55 triệu cổ phần được chuyển nhượng thông qua khớp lệnh. Đứng thứ là REE của Cơ điện lạnh REE với 0,49 triệu cổ phiếu. STB của Sacombank đứng ở vị trí thứ 3 với 0,42 triệu đơn vị. Chứng chỉ quỹ VFMVF4 theo sau với 0,42 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng nhẹ vào cuối phiên nhưng giao dịch ảm dạm.
Cụ thể, HASTC-Index sáng nay tăng 0,5 điểm (tương đương giảm 0,47%) xuống 106,17 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 9/1 đạt 4,8 triệu đơn vị, trị giá 143,3 tỷ đồng, so với 5,4 triệu đơn vị và 152,1 tỷ đồng trong phiên liền trước.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 9/1, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 0,75 điểm (tương đương giảm 0,24%) xuống 313,4 điểm. (Ảnh: LAD) |
Kết thúc phiên giao dịch sáng 9/1, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 0,75 điểm (tương đương giảm 0,24%) xuống 313,4 điểm.
Trong tổng số 171 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 50 mã tăng giá (5 mã tăng trần), 80 mã giảm giá (6 giảm sàn), 43 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch (COM của Vật tư Xăng dầu và DPC của Nhựa Đà Nẵng).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 9/1 đạt 7,6 triệu đơn vị, trị giá 179,9 tỷ đồng (phiên trước là 13 triệu đơn vị và 303,8 tỷ đồng).
Theo giới quan sát thị trường, ngay từ đầu phiên giao dịch sáng nay tình trạng ảm đạm đã bao trùm thị trường. Giao dịch giảm 50% so với đợt 1 phiên liền trước do các nhà đầu tư dừng lại xem xét động thái của khối các nhà đầu tư ngoại - yếu tố được cho là quan trọng nhất nâng đỡ thị trường trong thời gian vừa qua.
“Các nhà đầu tư ngoại dường như bắt đầu giảm mua vào. Sau cả hơn chục phiên mua ròng liên tiếp, hôm qua khối nhà đầu tư này đã tăng mạnh bán ra trong khi giảm mua vào. Và đây là phiên bán ròng đầu tiên của khối này”, anh Hoàng, một nhà đầu tư có mặt tại sàn SeABank sáng nay nói.
Trên thực tế, thống kê cho thấy, các nhà đầu tư ngoại liên tiếp duy trì lượng mua vào luôn gấp đôi lượng bán ra trong 4 phiên liền trước và tới ngày hôm qua 8/1 thì lượng bán ra đã nhỉnh hơn mua vào một chút, ở mức 2,07 triệu so với 2,09 triệu đơn vị.
Trong phiên giao dịch sáng nay, mặc dù chưa chính thức có số liệu nhưng hầu hết các nhà đầu tư đều có thể nhận thấy khối lượng mua vào của khối ngoại khá ít, chỉ có duy nhất một mã VNM của Vinamilk được mua với khối lượng hơn 100.000 cổ phiếu, còn lại rất ít.
Sức cầu cổ phiếu của các nhà đầu tư ngoại đang giảm rõ rệt.
Trong một báo cáo mới nhất của mình, HSBC cho rằng mặc dù TTCK Việt Nam là thị trường hoạt động kém nhất châu Á năm 2009, giảm tới 69% nhưng việc quy mô thị trường này đang bị thu nhỏ dần với không một cổ phiếu nào có giá trị vốn hoá hơn 1 tỷ USD, thì đây không phải là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài lớn.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, đa số các cổ phiếu giảm giá nhưng khối blue-chips có sự phân hoá mạnh. Một số tăng giá bao gồm: VPL của Du lịch Thương mại Vinpearl (tăng giá trần), HAG của Hoàng Anh Gia Lai, HPG của Hoà Phát, PVD của PV Drilling, PVF của Tài chính Dầu khí. Trong khi đó, VNM của Vinamilk, VIC của Vincom, FPT của Tập đoàn FPT giảm giá còn DPM của Đạm Phú Mỹ và STB của Sacombank đứng giá.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn dẫn đầu thị trường với 0,55 triệu cổ phần được chuyển nhượng thông qua khớp lệnh. Đứng thứ là REE của Cơ điện lạnh REE với 0,49 triệu cổ phiếu. STB của Sacombank đứng ở vị trí thứ 3 với 0,42 triệu đơn vị. Chứng chỉ quỹ VFMVF4 theo sau với 0,42 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng nhẹ vào cuối phiên nhưng giao dịch ảm dạm.
Cụ thể, HASTC-Index sáng nay tăng 0,5 điểm (tương đương giảm 0,47%) xuống 106,17 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 9/1 đạt 4,8 triệu đơn vị, trị giá 143,3 tỷ đồng, so với 5,4 triệu đơn vị và 152,1 tỷ đồng trong phiên liền trước.
- Hà Linh
,