TTCK: Tính thanh khoản tiếp tục sụt giảm
Cập nhật lúc 11:41, Thứ Hai, 12/01/2009 (GMT+7)
- Không có bất ngờ nào xảy ra, tính thanh khoản trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong phiên giao dịch đầu tuần mới đứng ở mức rất thấp. Chỉ số VN-Index tiếp tục giảm giá phiên thứ ba liên tiếp.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 12/1, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 1,22 điểm (tương đương giảm 0,39%) xuống 312,18 điểm.
Trong tổng số 171 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 46 mã tăng giá (6 mã tăng trần), 86 mã giảm giá (12 giảm sàn), 39 mã đứng giá và 4 mã không có giao dịch (BT6 của Bê tông Châu Thới, COM của Vật tư Xăng dầu, SDN của Sơn Đồng Nai, và SGH của Khách sạn Sài Gòn).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 12/1 đạt 5,8 triệu đơn vị, trị giá 124,8 tỷ đồng (phiên trước là 7,6 triệu đơn vị và 179,9 tỷ đồng).
Thống kê cho thấy, đây là giá trị giao dịch thấp nhất kể đầu tháng 6/2008. Trong tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2008, giao dịch trên thị trường chứng khoán rất ảm đạm do biên độ biến động giá được giữ ở mức thấp 2% trên sàn HOSE và 3% trên HASTC.
Theo giới quan sát, thị trường ảm đạm và buồn tẻ ngay từ đầu và kéo dài cho tới cuối phiên giao dịch. Hầu hết các nhà đầu tư đều tỏ ra rất thận trọng và dè dặt và đa số không tham gia mua bán.
“Thị trường rất ảm đạm. Số lượng người tới sàn sáng nay rất ít và số người tham gia mua bán càng ít, chủ yếu tới để theo dõi hoặc trao đổi thông tin”, anh Hữu Văn, một nhà đầu cho biết.
“Khối các nhà đầu tư ngoại đang tiếp tục giảm mua vào và đây là nguyên nhân khiến cho hầu hết các nhà đầu tư trong nước dừng lại để nghe ngóng”.
“Sức cầu của các nhà đầu tư ngoại là yếu tố nâng đỡ thị trường chủ yếu trong thời gian vừa qua. Với một thị trường lình xinh, đi ngang sau khi giảm mạnh trước đó, một loạt các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bị loại ra ngoài thị trường. Trong khi đó, các nhà đầu tư tổ chức trong nước như các công ty chứng khoán, các quỹ, các doanh nghiệp… thì vẫn đang gặp khó khăn trong nhiều tháng qua”, anh Văn nói.
Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư khác cho rằng, thị trường ảm đạm một phần do sáng nay các công ty chứng khoán bắt đầu áp dụng giao dịch không sàn.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong số các cổ phiếu lớn chỉ có VPL của Vinpearl tăng giá, còn lại đều giảm hoặc đứng giá.
Cụ thể, VPL tăng trần 2.500 đồng lên 60.000 đồng/cp.
FPT của Tập đoàn FPT, HPG của Tập đoàn Hoà Phát và VIC của Vincom đứng giá tương ứng ở mức 50.500 đồng/cp, 31.800 đồng/cp và 78.500 đồng/cp.
Các cổ phiếu khác đều giảm giá.
Cụ thể, DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 100 xuống 35.300 đồng/cp, HAG của Hoàng Anh Gia Lai giảm 500 đồng xuống 60.500 đồng/cp, PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm 300 đồng xuống 18.500 đồng/cp, PVD của PV Drilling giảm 1.000 đồng 75.000 đồng/cp, PVF của PetroVietnam Finance giảm 100 đồng xuống 18.800 đồng/cp, SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm 400 đồng xuống 30.300 đồng/cp, STB của Sacombank giảm 200 đồng xuống 18.200 đồng/cp, VNM của Vinamilk giảm 1.000 đồng xuống 84.000 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, không có cổ phiếu nào vượt quá khối lượng 500.000 đơn vị, dẫn đầu là SSI của Chứng khoán Sài Gòn đạt hơn 422.000 cổ phiếu. STB của Sacombank theo sau với 399.000 cổ phiếu. SAM của Sacom đạt hơn 267.000 cổ phiếu và VIP 265.000 cổ phiếu…
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm nhẹ, giao dịch ảm dạm.
Cụ thể, HASTC-Index sáng nay giảm 0,46 điểm (tương đương giảm 0,43%) xuống 105,71 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 12/1 đạt 5,1 triệu đơn vị, trị giá 143,1 tỷ đồng, so với 4,8 triệu đơn vị và 143,3 tỷ đồng trong phiên liền trước.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 12/1, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 1,22 điểm (tương đương giảm 0,39%) xuống 312,18 điểm. (Ảnh: LAD) |
Kết thúc phiên giao dịch sáng 12/1, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 1,22 điểm (tương đương giảm 0,39%) xuống 312,18 điểm.
Trong tổng số 171 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 46 mã tăng giá (6 mã tăng trần), 86 mã giảm giá (12 giảm sàn), 39 mã đứng giá và 4 mã không có giao dịch (BT6 của Bê tông Châu Thới, COM của Vật tư Xăng dầu, SDN của Sơn Đồng Nai, và SGH của Khách sạn Sài Gòn).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 12/1 đạt 5,8 triệu đơn vị, trị giá 124,8 tỷ đồng (phiên trước là 7,6 triệu đơn vị và 179,9 tỷ đồng).
Thống kê cho thấy, đây là giá trị giao dịch thấp nhất kể đầu tháng 6/2008. Trong tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2008, giao dịch trên thị trường chứng khoán rất ảm đạm do biên độ biến động giá được giữ ở mức thấp 2% trên sàn HOSE và 3% trên HASTC.
Theo giới quan sát, thị trường ảm đạm và buồn tẻ ngay từ đầu và kéo dài cho tới cuối phiên giao dịch. Hầu hết các nhà đầu tư đều tỏ ra rất thận trọng và dè dặt và đa số không tham gia mua bán.
“Thị trường rất ảm đạm. Số lượng người tới sàn sáng nay rất ít và số người tham gia mua bán càng ít, chủ yếu tới để theo dõi hoặc trao đổi thông tin”, anh Hữu Văn, một nhà đầu cho biết.
“Khối các nhà đầu tư ngoại đang tiếp tục giảm mua vào và đây là nguyên nhân khiến cho hầu hết các nhà đầu tư trong nước dừng lại để nghe ngóng”.
“Sức cầu của các nhà đầu tư ngoại là yếu tố nâng đỡ thị trường chủ yếu trong thời gian vừa qua. Với một thị trường lình xinh, đi ngang sau khi giảm mạnh trước đó, một loạt các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bị loại ra ngoài thị trường. Trong khi đó, các nhà đầu tư tổ chức trong nước như các công ty chứng khoán, các quỹ, các doanh nghiệp… thì vẫn đang gặp khó khăn trong nhiều tháng qua”, anh Văn nói.
Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư khác cho rằng, thị trường ảm đạm một phần do sáng nay các công ty chứng khoán bắt đầu áp dụng giao dịch không sàn.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong số các cổ phiếu lớn chỉ có VPL của Vinpearl tăng giá, còn lại đều giảm hoặc đứng giá.
Cụ thể, VPL tăng trần 2.500 đồng lên 60.000 đồng/cp.
FPT của Tập đoàn FPT, HPG của Tập đoàn Hoà Phát và VIC của Vincom đứng giá tương ứng ở mức 50.500 đồng/cp, 31.800 đồng/cp và 78.500 đồng/cp.
Các cổ phiếu khác đều giảm giá.
Cụ thể, DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 100 xuống 35.300 đồng/cp, HAG của Hoàng Anh Gia Lai giảm 500 đồng xuống 60.500 đồng/cp, PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm 300 đồng xuống 18.500 đồng/cp, PVD của PV Drilling giảm 1.000 đồng 75.000 đồng/cp, PVF của PetroVietnam Finance giảm 100 đồng xuống 18.800 đồng/cp, SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm 400 đồng xuống 30.300 đồng/cp, STB của Sacombank giảm 200 đồng xuống 18.200 đồng/cp, VNM của Vinamilk giảm 1.000 đồng xuống 84.000 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, không có cổ phiếu nào vượt quá khối lượng 500.000 đơn vị, dẫn đầu là SSI của Chứng khoán Sài Gòn đạt hơn 422.000 cổ phiếu. STB của Sacombank theo sau với 399.000 cổ phiếu. SAM của Sacom đạt hơn 267.000 cổ phiếu và VIP 265.000 cổ phiếu…
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm nhẹ, giao dịch ảm dạm.
Cụ thể, HASTC-Index sáng nay giảm 0,46 điểm (tương đương giảm 0,43%) xuống 105,71 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 12/1 đạt 5,1 triệu đơn vị, trị giá 143,1 tỷ đồng, so với 4,8 triệu đơn vị và 143,3 tỷ đồng trong phiên liền trước.
- Hà Linh
,