221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1152051
Giao dịch chứng khoán: vắng lặng hơn chợ chiều
1
Article
null
Giao dịch chứng khoán: vắng lặng hơn chợ chiều
,
- Tâm lý chờ cho qua Tết rồi mới quay trở lại xem xét thị trường đã khiến tính thanh khoản của gần như tất cả các cổ phiếu tụt giảm xuống mức thấp kỷ lục. Chỉ số VN-Index lại xuống dưới 305 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 19/1, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 1,14 điểm (0,37%) xuống 304,98 điểm. (Ảnh: LAD)

Kết thúc phiên giao dịch sáng 19/1, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 1,14 điểm (0,37%) xuống 304,98 điểm.


Trong tổng số 172 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 50 mã tăng giá (6 mã tăng trần), 86 mã giảm giá (10 giảm sàn), 40 mã đứng giá và 5 mã không có giao dịch (DPC của Nhựa Đà Nẵng, FPC của Full Power, HBD của Bao bì PP Bình Dương, RHC của Thuỷ điện Ry Ninh II và TCR của Gốm sứ Taicera).

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 19/1 đạt 4,6 triệu đơn vị, trị giá 101,3 tỷ đồng (phiên trước là 6,8 triệu đơn vị và 165 tỷ đồng).

Theo giới quan sát, thị trường trầm lắng, ảm đạm và buồn tẻ là do nhiều người đã quyết định tạm dừng giao dịch để nghỉ Tết sớm.

“Cho dù rất nhiều cổ phiếu có giá đang đứng ở mức thấp nhất trong vài năm qua và dường như đây đã là vùng đáy. Tuy nhiên, thì trường lình xình như này thì rất ít người chấp nhận mua vào. Tôi cũng vậy, chờ qua Tết xem như nào đã”, anh Phúc, một nhà đầu tư cho biết.

Khá nhiều nhà đầu tư khác cũng có quan điểm tương tự.


Tình trạng ảm đạm kéo dài còn khiến nhiều nhà đầu tư hy vọng đợt nghỉ Tết Nguyên đán năm nay sẽ được kéo dài hơn thường lệ. Trong một kiến nghị gần đây, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) cũng đã đề nghị nghỉ giao dịch thêm phiên thứ Sáu, 30/1/2009 (tức ngày mùng 5 âm lịch).

Trong phiên giao dịch liền trước (16/1), thị trường đã bớt ảm đạm hơn đôi chút so với các phiên trước đó nhờ vào thông tin về việc triển khai gói kích cầu đầu tư 17.000 đồng của Chính phủ với một chính sách rất quan trọng là cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp.

Đây là một thông tin hỗ trợ khá mạnh nhưng theo giới quan sát thị trường niềm tin của các nhà đầu tư chưa thể hồi phục nhanh chóng. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang chờ tín hiệu từ các nhà đầu tư lớn là khối nhà đầu tư ngoại và các tổ chức đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái và suy giảm kinh tế toàn cầu thì chính các nhà đầu tư tổ chức cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, đa số các cổ phiếu blue-chips sáng nay đều đứng giá.

Cụ thể, trong 10 mã cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, có tới 6 mã đứng giá như: VNM của Vinamilk, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, VIC của Vincom, VPL của Du lịch Thương mại Vinpearl, PVF của Tài chính Dầu khí.

Các cổ phiếu lớn khác như DPM của Đạm Phú Mỹ, STB của Sacombank, PPC của Nhiệt điện Phả Lại đều giảm giá.

Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 0,54 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 0,25 triệu. HSG của Tập đoàn Hoa Sen đứng ở vị trí thứ 3 với 0,18 triệu. HPG của Tập đoàn Hòa Phát và FPT của Tập đoàn FPT đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,16 triệu và 0,15 triệu đơn vị.

Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm phiên thứ 6 liên tiếp. Giao dịch rất ảm đạm.

Cụ thể, HASTC-Index sáng nay giảm 0,89 điểm (0,87%) xuống 101,95 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 19/1 đạt 2,46 triệu đơn vị, trị giá 51,3 tỷ đồng, phiên trước là 2,67 triệu đơn vị và 58 tỷ đồng.
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,