221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1152681
Thị trường Tết: Bừng tỉnh và... tăng tốc
1
Article
null
Thị trường Tết: Bừng tỉnh và... tăng tốc
,

  - Những dòng người kẹt cứng tại các quầy tính tiền khiến nhiều siêu thị trở nên quá tải, mãi lực có nơi lên từ 100-500%.... Các nhà bán lẻ đã có thể thở phào sau cả tháng thấp thỏm lo âu. Thị trường Tết rốt cuộc đã chịu “bừng tỉnh” và tăng tốc khi chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết.

 

Mãi lực tăng đột biến

 

Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Big C Thăng Long đã có hai ngày cuối tuần tuyệt vời (17-18/1) khi doanh số bán hàng tăng vọt đến 50%. Thống kê của Big C mấy ngày gần đây cho biết, tổng giá trị trên mỗi đơn hàng cao hơn hẳn năm trước. Cụ thể nếu so ngày 19/1/2009 với đúng ngày này năm ngoái thì giá trị trên mỗi đơn hàng đã tăng tới 47%.

 

 “Thị trường đã bắt đầu nóng, trong tuần tới sức mua sẽ tăng mạnh, đỉnh điểm sẽ là 27-28 Tết”, ông Dũng dự báo.

 

Quả thực, dù đã tăng tới 40% nhưng những quầy thu ngân của Big C hai ngày cuối tuần vẫn để lại phía sau từng hàng người dài nhẫn nại chờ đến lượt thanh toán. Ông Dũng hy vọng tổng giá trị hàng hóa 120 tỷ đồng dự kiến dành cho Tết Kỷ Sửu của Big C Thăng Long sẽ thành hiện thực.

 

Big C đã tăng 40% lượng quầy thu ngân để phục vụ Tết Kỷ Sửu - ảnh Phan Hùng

 

Không quá đông như Big C nhưng tấp nập không kém là các siêu thị “trong phố”.

 

Sở hữu một chuỗi 19 siêu thị và gần 140 cửa hàng tiện lợi “phân bổ” vào tận các ngõ nhỏ, Hapro đã chuẩn bị trước 570 tỷ tiền hàng, tập trung cung cấp vào các nhóm thiết yếu như gạo ngon, thực phẩm, thịt tươi, các mặt hàng chế biến đông lạnh, bánh mứt kẹo và các loại đồ uống với giá cả tương đối cạnh tranh.

 

Nói về sức tiêu thụ mấy ngày qua, ông Trần Mạnh Cảnh, Phó Tổng giám đốc  Hapro cho biết, doanh thu hệ thống đã tăng gấp nhiều lần so với tuần trước đó. Công ty Thực phẩm Hà Nội có doanh số 3,5 tỷ đồng/ngày, tăng gấp gần 4 lần so với trước đó; Công ty Siêu thị Hà Nội tăng gấp 2,5 lần, khoảng 1,2 tỷ đồng/ngày; Công ty TMĐT Long Biên, doanh số khoảng 1 tỷ đồng/ngày trong khi bình thường khoảng 300 triệu đồng. Tương tự, Công ty Bách hoá Hà Nội cũng tăng 3 lần doanh số từ 700 triệu đồng/ngày lên 2 tỷ đồng/ngày. Với đà này, Hapro dự đoán mãi lực sẽ còn tăng mạnh so với cùng kỳ năm Mậu Tý.

 

Bà Vũ Thị Hậu, Công ty Nhất Nam - công ty sở hữu chuỗi siêu thị Fivimart cũng đã có hai ngày cuối tuần bận rộn với sức mua tăng gấp 5 lần. Bà Hậu dự báo mãi lực sẽ còn tăng mạnh đến Tết do đã quá cận ngày.

 

Theo lý giải của các nhà bán lẻ, sở dĩ mãi đến cận Tết thị trường mới nóng lên được vì phải “đợi” lương, thưởng của các doanh nghiệp.

 

Chị Hà, một khách hàng của Intimex cũng xác nhận: “Mọi năm lĩnh tiền thưởng Tết dương xong là có thể túc tắc mua sắm nhưng năm nay tiền thưởng đã ít lại còn bị treo đến 15/1 mới được lấy nên tôi cũng phải đợi”. Các nhà bán lẻ dự báo, trong vài ngày tới khi các khoản tiền lương, thưởng được chi trả hết, mãi lực sẽ còn tăng mạnh hơn.

 

Siêu thị và hàng nội hút khách

 

Ngoài việc “khởi động” muộn, thị trường Tết năm nay còn đánh dấu xu hướng nổi bật. Đó là người dân thích sắm Tết trong siêu thị và chuyển hướng sang hàng Việt.

 

Bánh mứt kẹo nội lên ngôi - Ảnh Phan Hùng

 

Mua sắm trong siêu thị, người tiêu dùng có cảm giác yên tâm về nguồn gốc, xuất xứ cũng như các tiêu chuẩn VSATTP của hàng hoá, nhất là sau cơn bão melamine. Siêu thị cũng thắng thế hệ thống phân phối truyền thống ở phương diện mua sắm tập trung, tiết kiệm thời gian và công sức – điều cần thiết cho những người đi sắm Tết muộn như năm nay.

 

Nhưng quan trọng nhất, lần đầu tiên siêu thị tỏ ra cạnh tranh tốt với chợ truyền thống về độ ổn định giá cả. Nguyên nhân là hầu hết đều có sự chuẩn bị và lưu kho hàng hoá từ quý ba năm 2008. Ông Cảnh cho biết Hapro không chỉ chuẩn bị hàng Tết từ tháng 9 năm ngoái mà còn bắt tay với các nhà cung ứng để giữ được cam kết ổn định giá cả. 

 

“Sắp tới sẽ tăng thuế bia rượu nhưng chúng tôi đã kiến nghị nhà sản xuất không tăng giá bán nhiều, mà kể cả có tăng giá chúng tôi cũng đảm bảo ổn định được vì đã có sự dự trữ từ trước”, ông Cảnh nói.

 

Tương tự, đã chuẩn bị hàng Tết chu đáo từ tháng 9-10 năm 2008 nên Big C khẳng định không có chuyện giá cả tăng đột biến mỗi ngày như các chợ. Thậm chí, theo các nhà bán lẻ này, nhiều mặt hàng thực tế còn giảm giá do “cộng dồn” khuyến mãi của các siêu thị dịp cuối năm như mua 3 tặng 1, mua hàng kèm hàng khuyến mãi...

 

Giá cả cạnh tranh cũng là yếu tố khiến người tiêu dùng quyết  định “về tắm ao ta”. Đồ uống đa số là bia Việt Nam và các loại nước uống không cồn như trà xanh 0 độ, trà hương trái cây, café, trà cao cấp.. “made in Vietnam” trong khi sức tiêu thụ rượu ngoại được dự đoán sẽ không tăng nhiều.

 

Rõ nhất là mặt hàng bánh kẹo. Năm ngoái bánh kẹo Thái Lan, Malaysia, Indonesia bán rất chạy, đặc biệt là mặt hàng bánh kẹo cao cấp và  chocolate.. nhưng dạo một vòng siêu thị như Intimex, Fivimart, Hapro, Citimart, Big C… có thể thấy năm nay là năm của những Kinh Đô, Bibica, Hải Hà-Kotobuki…

 

Dĩ nhiên không chỉ là câu chuyện giá cả. Lý do khiến hàng nội “đẹp dần lên” trong mắt người tiêu dùng là sự khẳng định của hàng Việt cả về chất lượng hàng hóa, mẫu mã và các tiêu chuẩn VSATTP.

 

Hàng tỷ tiền hàng Tết đang chờ người mua - Ảnh Phan Hùng

 

Đắt hàng nhưng vẫn… kém vui

 

Mặc dù mãi lực đã “bừng tỉnh” và đang tăng tốc nhanh theo từng ngày nhưng tính tổng thể, các nhà bán lẻ năm nay vẫn kém vui.

 

Lý do là tuy sức mua đang tăng mạnh nhưng thời điểm mua sắm “nóng” lên quá ngắn nên ngay cả người lạc quan như ông Dũng cũng dự báo mãi lực cả đợt Tết năm nay kém năm trước.  “Tôi đánh giá mãi lực của năm nay có khó khăn so với năm trước, Big C chắc sẽ tăng tầm 25-30% vì tăng thêm 30% diện tích bán hàng và 40% số lượng máy tính tiền nhưng chi ly ra thì vẫn giảm mãi lực so với mức 35% của năm ngoái”.

 

Đây cũng là điều đã được tiên liệu trước của ông Cảnh: “Qua kinh nghiệm nhiều năm phục vụ Tết, dự đoán đến nay sức tiêu thụ giảm so với năm 2008, hy vọng sát Tết sẽ sôi động hơn”. Để đẩy mạnh mãi lực và phục vụ bà con, bên cạnh bán lẻ tại đô thị, Hapro đã tổ chức những đoàn xe bán hàng lên các vùng sâu, vùng xa của Hà Nội với mức giá không đổi. Nhưng đến thời điểm hiện nay, những mặt hàng tiêu thụ chủ yếu là hàng tiêu dùng, có thể làm quà biếu như: bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá... Sức tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm thiết yếu cũng tăng, nhưng chỉ ở mức độ vừa phải.

 

Từ nay đến Tết chỉ còn vài ngày, dù kém vui hơn mọi năm nhưng các nhà bán lẻ đang tăng cường khuyến mãi để chạy đua với thời gian.

 
  • Phan Hùng

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,