221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1152245
Dung Quất: Háo hức đón dòng dầu thương phẩm
1
Article
null
Dung Quất: Háo hức đón dòng dầu thương phẩm
,

 - Để chuẩn bị cho dòng dầu thương mại đầu tiên vào ngày 25/2/2009,  Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang chuẩn bị một cái Tết  nhiều ý nghĩa, cái Tết háo hức chờ đón xăng dầu "Made in Việt Nam".

Đây sẽ là mốc lịch sử của ngành năng lượng Việt Nam. Sau hàng chục năm khai thác và bán dầu thô, chúng ta sẽ bắt đầu tự sản xuất  xăng dầu.

Mong sản phẩm hơn mong Tết

Những ngày cuối năm 2008, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang gấp rút hoàn thành những công đoạn cuối cùng. Nếu như vào thời kỳ cao điểm, có hơn 10 ngàn nhân công làm việc thì hiện nay chỉ còn khoảng 3 - 4 ngàn người. Một số phân xưởng đã chạy thử, công nhân, kỹ sư vận hành đã bắt đầu có mặt thay dần cho lực lượng thi công.

Ông Đinh Văn Ngọc - Phó Tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị sẽ trực tiếp quản lý và vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho biết, đến 25/2/2009, nhà máy sẽ cho ra sản phẩm. Nhưng ít nhất đầu tháng 2/2009, nhà máy phải được khởi động toàn bộ để bắt đầu quy trình lọc hóa dầu.

Thời gian còn lại rất ít, nên một tuần Tết đối với Dung Quất cũng là khoảng thời gian rất ý nghĩa.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chúc tết cán bộ,  kỹ sư trên công trường Dung Quất. (Ảnh: Huy Cường)

"Năm nay ăn Tết công trường" là điều mà rất nhiều người nói đến, tận dụng tối đa những khoảng thời gian còn lại để quyết tâm đưa nhà máy đi vào hoạt động đúng hạn và Việt Nam sẽ có sản phẩm xăng dầu thương mại vào đúng ngày 25/2/2009 là điều có ý nghĩa lịch sử.

Ông Ngô Quốc Thịnh - Phó Tổng giám đốc Lilama 69 - 1, nhà thầu cơ khí xây dựng cho biết, đến thời điểm cuối tháng 12/2008, hầu hết các công việc chính của đơn vị ông đã hoàn thành nhưng Tết này, đa số cán bộ công nhân viên vẫn sẽ ăn Tết công trường để cân chỉnh, trực chạy thử và hỗ trợ các nhà thầu khác hoàn thành công việc.

"Ăn tết công trường nhiều rồi nhưng nếu bỏ qua một cái Tết đầy ý nghĩa với công trình lọc dầu đầu tiên và cũng là công trình lớn nhất nước hiện nay cũng là điều đáng tiếc, vì thế ai cũng háo hức"-  ông Thịnh tâm sự.

Tại Dung Quất, một chiếc đồng hồ đếm ngược thời gian đã được dựng lên như là sự nhắc nhở đưa công trình vào vận hành đúng tiến độ. Ông Nguyễn Văn Hội - Phó giám đốc Ban quản lý dự án lọc dầu Dung Quất, người phụ trách xây lắp cho biết, một chặng đường dài đã đi qua, nhiều thử thách đã được hóa giải để đi đến thành công. Hiện tại, khi nhìn lên những tháp cao, cảm nhận công trình tầm cỡ khu vực và châu lục cả về quy mô, độ hiện đại ai cũng cảm thấy xúc động về những đóng góp của người lao động trong hơn 3 năm qua.

"Điều mà tất cả háo hức nhất bây giờ là chờ đến thời điểm nhà máy vận hành. Dầu thô của Việt Nam, đưa vào sản xuất cho ra sản phẩm xăng dầu "Made in Việt Nam" là điều vô cùng ý nghĩa"- ông nói.

Tháp chưng cất trung tâm, trái tim của nhà máy lọc dầu. (Ảnh: Phước Hà)

Ông Nguyễn Hoài Giang – Phó Tổng giám đốc Phụ trách kỹ thuật, phụ trách vận hành thử nhà máy  tâm sự: "Mùa xuân này rất nhiều người sẽ tiếp tục đón xuân trên công trường nhưng tôi cũng như rất nhiều người đang mong chờ đến thời điểm cả nhà máy hoạt động cho ra sản phẩm còn hơn cả Tết. Tết trên công trường Dung Quất, trong lòng nhà máy đã hoàn thành chúng tôi mới thực sự nhận ra giá trị của những tháng ngày vất vả và biết rằng cuộc sống còn có nhiều điều phải hy sinh ngoài những niềm vui cá nhân và gia đình".

Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam và hiện đại nhất Đông Nam Á sắp đi vào hoạt động. (Ảnh: Phước Hà)

Tương lai công nghiệp hóa dầu Việt Nam

Ông Nguyễn Hoài Giang cho biết, Nhà máy Dung Quất là một trong những nhà máy có công nghệ hiện đại của châu Á và số một Đông Nam Á.

Đáng mừng là sự trưởng thành của lạo động Việt Nam trước một ngành công nghiệp với chúng ta là rất mới mẻ. Toàn bộ công nghệ cao nhất của nhà máy được vận hành bởi đa số là các kỹ sư trẻ người Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Hoài Giang, khi nhà máy đã bắt đầu khởi động thì hầu hết các vị trí đã có các kỹ sư Việt Nam tham gia, chỉ một thời gian ngắn nữa các kỹ sư, công nhân kỹ thuật Việt Nam sẽ hoàn toàn đảm nhiệm tất cả các vị trí trong nhà máy. Kể cả những công việc phức tạp nhất anh em cũng hoàn toàn tự tin.

Kỹ sư Việt Nam làm chủ công nghệ lọc dầu hiện đại. (Ảnh; Phước Hà)

Toàn bộ quy trình vận hành nhà máy cần khoảng 1.071 kỹ sư và công nhân kỹ thuật thì đến nay gần như đã tuyển đủ, Hiện tại đã có 900 nhân lực được phân ca làm việc trong quá trình chạy thử. Để có thể làm chủ công nghệ của một nhà máy lọc dầu đầu tiên này, cách đây 10 năm, những sinh viên đầu tiên ở trong nước và nhân lực ở địa phương đã bắt đầu được tuyển chọn và gửi đi đào tạo ở nước ngoài và thực hành trong nhà máy lọc dầu ở Rumani, Tây Á….

Cách đây 1 năm, phần lớn trong số đó đã trở về công trình làm việc. Đây toàn là những kỹ sư trẻ, giỏi kỹ thuật và khát khao làm công việc, sẽ làm chủ công nghệ nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước.

Và ngay tại Dung Quất một lớp lãnh đạo trẻ như ông Đinh Văn Ngọc, Phó Tổng giám đốc phụ trách nhà máy mới 36 tuổi nhưng đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành dầu khí. Hai phó tổng giám đốc khác là Nguyễn Hoài Giang, Nguyễn Văn Hội năm nay cũng mới chớm 40 nhưng đã có nhiều năm lăn lộn trên công trường Dung Quất. Họ là nguồn nhân lực quan trọng đã được đào tạo, lớn lên cùng Dung Quất và đang tự tin cùng ngành Dầu khí bước vào một giai đoạn mới.

Không ai nói ra, nhưng tất cả đều biết, sau Dung Quất, ngành dầu khí đang tiếp tục triển khai các nhà máy lọc dầu ở Nghi Sơn (Thanh Hóa), Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu). Từ thành công bước đầu của Dung Quất và lực lượng lao động của Dung Quất hôm nay, hoàn toàn có cơ sở để tự tin hướng về những nhà máy mới, đỉnh cao mới của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Chính vì thế ông Bruno Le Roy – Giám đốc công trình của nhà thầu Technip nhận định: "Đây là dự án đầu tiên nhưng tôi thực sự ấn tượng về sự tiến bộ của các nhà thầu Việt Nam trong từng bước tiến của công trình.  Sau dự án này, các dự án tiếp theo Việt Nam sẽ tiến hành dễ dàng hơn".

Công suất nhà máy là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm và sẽ cho ra 6,3 triệu tấn sản phẩm các loại.  Nhà máy sẽ cung cấp khoảng 320 - 460 tấn khí polypropylen/ngày; 900 - 100 tấn LPG/ngày; xăng các loại khoảng 1,9 triệu tấn/năm (trong đó, xăng A 90: 3.000 - 5.000 tấn/ngày; xăng A92 và A 95: 2.700 tấn/ngày); dầu hỏa và nhiên liệu máy bay khoàng 400 ngàn tấn/năm (650 - 1.250 tấn/ngày). Diezen dùng cho ô tô khoảng 3 triệu tấn/năm (7.000 - 9.000 tấn/ngày), dầu FO khoảng 300 ngàn tấn/năm (1.000 - 1.100 tấn/ngày).

Sau khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ có kế hoạch mở rộng. Hướng thứ nhất: nâng cấp nhà máy hiện có lên 130 – 140% công suất như một số nhà máy trên thế giới. Như vậy, công suất của Dung Quất sẽ lên đến 8,5 triệu tấn/năm. Hướng thứ hai, xây dựng một dây chuyền thứ 2 bên cạnh nhà máy cũ. PetroVietNam cũng đã quyết định sẽ bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.

  • Phước Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,