221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1156507
VN-Index tiếp tục lao dốc
1
Article
null
VN-Index tiếp tục lao dốc
,
- Không nằm ngoài dự đoán của nhiều người, gần như toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã đồng loạt lao dốc trong phiên giao dịch sáng 3/2.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm khối nhà đầu tư ngoại bất ngờ tăng mạnh lượng mua.

Khối các nhà đầu tư ngoại đang tăng mạnh lượng mua. (Ảnh: LAD)

Kết quả, chỉ số VN - Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm mạnh 8,83 điểm (2,97%), xuống 288,69 điểm.


Như vậy, chỉ còn chưa tới 2 điểm nữa là chỉ số chứng khoán đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ xuống mức thấp kỷ lục trong vài năm trở lại đây là 286,85 điểm (ngày 12/10/2008).

Sáng nay, trong tổng số 172 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 16 mã tăng giá (3 mã tăng trần), 139 mã giảm giá (50 giảm sàn), 16 mã đứng giá và 5 mã không có giao dịch (FPC của Full Power, PTC của Đầu tư và xây dựng Bưu điện, SFN của Dệt lưới Sài Gòn, VHC của Vĩnh Hoàn và VSG của Container Phía Nam).

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh đạt 8 triệu đơn vị, trị giá 186,3 tỷ đồng (phiên liền trước là 4,7 triệu đơn vị và 110,24 tỷ đồng).

Tuy nhiên, mức sụt giảm khá mạnh sáng nay với chỉ số VN-Index sắp rớt xuống mức thấp kỷ lục trong khoảng 3 năm qua là 286,85 điểm đã kéo một lượng khá lớn các nhà đầu tư ngoại quay trở lại thị trường.

Cụ thể, thống kê cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào tổng cộng hơn 1,3 triệu cổ phiếu, tập trung chủ yếu vào các mã PVF của PetroVietnam Finance (204.350cp), DPM của Đạm Phú Mỹ (145.170cp), VFMVF4 (100.000ccq), TDH của Nhà Thủ Đức (84.940cp), HPG của Tập đoàn Hoà Phát (73.980cp).

Đây có thể sẽ là yếu tố nâng đỡ thị trường mạnh trong các phiên giao dịch tiếp theo.

Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong 10 cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường chỉ có PVF của PetroVietnam Finance đứng giá, còn lại đều giảm mạnh.

Các cổ phiếu blue-chips tiếp tục đà giảm mạnh bao gồm: DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 1.300 đồng, xuống 31.700 đồng/cp; FPT của Tập đoàn FPT giảm 1.900 đồng, xuống 46.600 đồng/cp; HAG của Hoàng Anh Gia Lai giảm 1.000 đồng, xuống 59.000 đồng/cp; HPG của Tập đoàn Hoà Phát giảm 600 đồng, xuống 29.400 đồng/cp; PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm sàn 900 đồng, xuống 17.500 đồng/cp; PVD của PV Drilling giảm 1.000 đồng, xuống 69.500 đồng/cp; SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm sàn 1.400 đồng, xuống 27.300 đồng/cp; STB của Sacombank giảm 600 đồng, xuống 16.500 đồng/cp; VPL của Vinpearl giảm sàn 2.300 đồng, xuống 45.500 đồng/cp.

Cổ phiếu VIC của Vincom giảm 3.000 đồng, xuống 78.000 đồng/cp. VNM của Vinamilk cũng giảm 3.500 đồng, xuống 78.500 đồng/cp sau khi đứng giá hôm qua.

Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 0,62 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 0,58 triệu. DPM của Đạm Phú Mỹ đứng ở vị trí thứ 3 với 0,48 triệu. FPT của Tập đoàn FPT và REE của Cơ điện lạnh REE đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,36 và 0,35 triệu đơn vị.

Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm giá mạnh và lập kỷ lục thấp điểm mới.

Cụ thể, HASTC-Index sáng nay giảm 4,14 điểm (4,2%), xuống 94,5 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 3/2 đạt 4,1 triệu đơn vị, trị giá 83 tỷ đồng, phiên trước là 2,6 triệu đơn vị và 57,8 tỷ đồng.
 
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,