VN-Index tiếp tục lao dốc xuống 277,81 điểm
Cập nhật lúc 11:20, Thứ Năm, 05/02/2009 (GMT+7)
- Không hề hoảng loạn nhưng khá nhiều người đã quyết định bán cổ phiếu để thoát ra khỏi thị trường. Cả hai chỉ số VN-Index và HaSTC-Index đều lập kỷ lục thấp mới.
Cụ thể, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) sáng 5/2 giảm 8,3 điểm (tương đương giảm 2,9%) xuống 277,81 điểm.
Đây là mức điểm thấp nhất kể từ 30/9/2005.
Chỉ số HaSTC-Index cũng xuống mức thấp nhất kể từ khi Sàn Hà Nội đi vào hoạt động 8/3/2005.
Sáng nay, trong tổng số 172 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 13 mã tăng giá (5 mã tăng trần), 143 mã giảm giá (69 giảm sàn), 17 mã đứng giá và 3 mã không có giao dịch (BAS của CTCP Basa, GMC của May Sài Gòn và TNA của Xuất nhập khẩu Thiên Nam).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 5/2 đạt 7,3 triệu đơn vị, trị giá 148,7 tỷ đồng (phiên liền trước là 5,7 triệu đơn vị và 118,4 tỷ đồng).
Mở đầu phiên giao dịch, đa số các cổ phiếu giảm khá nhẹ. Tuy nhiên, sức cầu rất thấp đã khiến hầu hết các mã lao dốc ngay khi bước vào đợt giao dịch khớp lệnh liên tục.
Tình trạng bán mạnh kéo dài cho tới cuối phiên.
Sức cầu thấp và những người có ý định bắt đáy mua vào đều chỉ chấp nhận mua cổ phiếu ở mức giá sàn khiến số lượng cổ phiếu giảm hết biên độ cho phép tính tới cuối phiên lên tới gần 70 mã.
Một điểm khá nổi bật sáng nay là bảng điện tử bắt đầu xuất hiện tình trạng dư mua trống trơn ở khá nhiều mã cổ phiếu. Đây là biểu hiện thường thấy trong thời kỳ trước và trong khi thắt biên độ giao dịch.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường chứng khoán sẽ rơi vào tình trạng ảm đạm và đóng băng nếu Uỷ ban Chứng khoán siết biên độ biến động giá chứng khoán.
“Thị trường đang nằm ở tình trạng khá bi đát với tính thanh khoản khá thấp, dòng tiền vào thì ít, ra thì nhiều; các chỉ số chứng khoán đã xuyên thủng đáy cũ. Tuy nhiên, điều lo ngại rất lớn khác của tôi cũng như nhiều nhà đầu tư là khả năng siết biên độ của các cơ quan chức năng”, anh Phương, một nhà đầu tư có mặt tại sàn chứng khoán Thiên Việt sáng nay cho biết.
“Tính thanh khoản đang đứng ở mức rất thấp nếu biên độ lại còn bị thu hẹp lại thì các nhà đầu tư sẽ rút lui dần hết. Cổ phiếu chỉ còn nước… đổ sàn. Và tình trạng dư bán trống trơn như hồi cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2008 sẽ tái hiện”, anh Phương nói.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, tất cả 10 cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường đều giảm giá, trong đó, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, PVF của PetroVietnam Finance, VIC của Vincom và VPL của Vinpear giảm sàn xuống tương ứng 55.500 đồng/cp, 16.700 đồng/cp, 71.000 đồng/cp và 41.200 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại, một số mã tăng trần ít ỏi bao gồm: BPC của Bao bì Bỉm Sơn, MHC của Hàng hải Hà Nội, MTG của MT Gas, SGH của Khách sạn Sài Gòn và VHC của Vĩnh Hoàn.
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 0,59 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 0,5 triệu. REE của Cơ điện lạnh REE đứng ở vị trí thứ 3 với 0,4 triệu. SAM của Sacom và PVF của PetroVietnam Finance đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,29 và 0,27 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm giá mạnh và lập kỷ lục thấp điểm mới.
Cụ thể, HASTC-Index sáng nay giảm 3,61 điểm (3,85%) xuống 90,21 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 5/2 đạt gần 5 triệu đơn vị, trị giá 97,4 tỷ đồng, phiên trước là 3,6 triệu đơn vị và 76,9 tỷ đồng.
Bắt đầu xuất hiện tình trạng dư mua trống trơn ở khá nhiều mã cổ phiếu. (Ảnh minh hoạ: LAD) |
Cụ thể, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) sáng 5/2 giảm 8,3 điểm (tương đương giảm 2,9%) xuống 277,81 điểm.
Đây là mức điểm thấp nhất kể từ 30/9/2005.
Chỉ số HaSTC-Index cũng xuống mức thấp nhất kể từ khi Sàn Hà Nội đi vào hoạt động 8/3/2005.
Sáng nay, trong tổng số 172 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 13 mã tăng giá (5 mã tăng trần), 143 mã giảm giá (69 giảm sàn), 17 mã đứng giá và 3 mã không có giao dịch (BAS của CTCP Basa, GMC của May Sài Gòn và TNA của Xuất nhập khẩu Thiên Nam).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 5/2 đạt 7,3 triệu đơn vị, trị giá 148,7 tỷ đồng (phiên liền trước là 5,7 triệu đơn vị và 118,4 tỷ đồng).
Mở đầu phiên giao dịch, đa số các cổ phiếu giảm khá nhẹ. Tuy nhiên, sức cầu rất thấp đã khiến hầu hết các mã lao dốc ngay khi bước vào đợt giao dịch khớp lệnh liên tục.
Tình trạng bán mạnh kéo dài cho tới cuối phiên.
Sức cầu thấp và những người có ý định bắt đáy mua vào đều chỉ chấp nhận mua cổ phiếu ở mức giá sàn khiến số lượng cổ phiếu giảm hết biên độ cho phép tính tới cuối phiên lên tới gần 70 mã.
Một điểm khá nổi bật sáng nay là bảng điện tử bắt đầu xuất hiện tình trạng dư mua trống trơn ở khá nhiều mã cổ phiếu. Đây là biểu hiện thường thấy trong thời kỳ trước và trong khi thắt biên độ giao dịch.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường chứng khoán sẽ rơi vào tình trạng ảm đạm và đóng băng nếu Uỷ ban Chứng khoán siết biên độ biến động giá chứng khoán.
“Thị trường đang nằm ở tình trạng khá bi đát với tính thanh khoản khá thấp, dòng tiền vào thì ít, ra thì nhiều; các chỉ số chứng khoán đã xuyên thủng đáy cũ. Tuy nhiên, điều lo ngại rất lớn khác của tôi cũng như nhiều nhà đầu tư là khả năng siết biên độ của các cơ quan chức năng”, anh Phương, một nhà đầu tư có mặt tại sàn chứng khoán Thiên Việt sáng nay cho biết.
“Tính thanh khoản đang đứng ở mức rất thấp nếu biên độ lại còn bị thu hẹp lại thì các nhà đầu tư sẽ rút lui dần hết. Cổ phiếu chỉ còn nước… đổ sàn. Và tình trạng dư bán trống trơn như hồi cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2008 sẽ tái hiện”, anh Phương nói.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, tất cả 10 cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường đều giảm giá, trong đó, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, PVF của PetroVietnam Finance, VIC của Vincom và VPL của Vinpear giảm sàn xuống tương ứng 55.500 đồng/cp, 16.700 đồng/cp, 71.000 đồng/cp và 41.200 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại, một số mã tăng trần ít ỏi bao gồm: BPC của Bao bì Bỉm Sơn, MHC của Hàng hải Hà Nội, MTG của MT Gas, SGH của Khách sạn Sài Gòn và VHC của Vĩnh Hoàn.
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 0,59 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 0,5 triệu. REE của Cơ điện lạnh REE đứng ở vị trí thứ 3 với 0,4 triệu. SAM của Sacom và PVF của PetroVietnam Finance đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,29 và 0,27 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm giá mạnh và lập kỷ lục thấp điểm mới.
Cụ thể, HASTC-Index sáng nay giảm 3,61 điểm (3,85%) xuống 90,21 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 5/2 đạt gần 5 triệu đơn vị, trị giá 97,4 tỷ đồng, phiên trước là 3,6 triệu đơn vị và 76,9 tỷ đồng.
-
Hà Linh
Đổi 1.000 VNĐ lấy 1.000 USD tại đây
Click - Rinh dế 2 sim 2 sóng |
,