221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1159267
VN-Index quay đầu đi xuống
1
Article
null
VN-Index quay đầu đi xuống
,
- Hầu hết các cổ phiếu blue-chips quay đầu giảm giá khá mạnh trong phiên giao dịch 10/2 sau khi ồ ạt tăng điểm trong hai phiên liền trước. Thị trường tiếp tục ảm đạm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm rất mạnh trong năm 2008. (Ảnh: VNN)

Kết thúc phiên giao dịch sáng 10/2, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 5,55 điểm (tương đương giảm 1,93%) xuống 282,02 điểm.

Trong tổng số 172 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 32 mã tăng giá (5 mã tăng trần), 123 mã giảm giá (37 giảm sàn), 18 mã đứng giá và 3 mã không có giao dịch (FPC của Full Power, GMC của May Sài Gòn và SGH của Saigon Hotel).

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 10/2 đạt 5,9 triệu đơn vị, trị giá 106,4 tỷ đồng (phiên liền trước là 5,7 triệu đơn vị và 124,1 tỷ đồng).

Như vậy, chuỗi ngày tăng điểm đã không thể kéo dài bất chấp thị trường đón khá nhiều thông tin hỗ trợ như: bắt đầu hỗ trợ lãi suất, giãn thuế thu nhập cá nhân và gần nhất là giá dầu diesel giảm.

“Thị trường quá yếu. Hầu hết các lệnh đặt mua đều rất nhỏ. Niềm tin của các nhà đầu tư đang bị thử thách hơn bao giờ hết bởi thực sự các doanh nghiệp có thể còn đối mặt với rất nhiều khó khăn trong năm 2009”, anh Hưng, một nhà đầu tư nói.

“Mặc dù rất nhiều tin xấu đã được phản ánh vào giá cổ phiếu trong thời gian qua nhưng chưa có gì đảm bảo đã hết tin xấu. Có thể nhiều doanh nghiệp sẽ còn gặp khó khăn trong quý I, quý II và thậm chí cả quý III năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hầu hết các nhà đầu tư đang chờ xem kết quả kinh doanh quý I năm nay như thế nào”.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra thận trọng hơn trong quyết định đầu tư của mình sau khi HOSE đưa thêm các cổ phiếu REE của Cơ điện lạnh REE, BHS của Đường Biên Hoà, VHG của Đầu tư và sản xuất Việt Hàn và VTA của Vitaly vào diện kiểm soát do kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 phát sinh âm. Trước đó, TRI của Tribeco và BBT của Bông Bạch Tuyết cũng đã bị đưa vào diện này.

Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, sáng nay chỉ có VPL của Du lịch Thương mại Vinpearl, HPG của Tập đoàn Hoà Phát, PVD của PV Drilling, VSH của Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh đứng giá, còn lại đều giảm giá.

Cụ thể, DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 700 đồng xuống 31.700 đồng/cp, FPT của Tập đoàn FPT giảm 1.300 xuống 48.000 đồng/cp, HAG của Hoàng Anh Gia Lai giảm 500 đồng xuống 58.000 đồng/cp, ITA của Itaco giảm 800 đồng xuống 22.200 đồng/cp, PVF của Tài chính dầu khi giảm 600 đồng xuống 16.700 đồng/cp, SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm 800 đồng xuống 27.500 đồng/cp, STB của Sacombank giảm 500 đồng xuống 16.200 đồng/cp…

Nhiều cổ phiếu lớn khác giảm sàn như: HSG của Tập đoàn Hoa Sen, PPC của Nhiệt điện Phả Lại…

Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là BF1 của PRUBF1 với 0,56 triệu đơn vị. STB của Sacombank theo sau với 0,49 triệu. SAM của Sacom đứng ở vị trí thứ 3 với 0,46 triệu. HPG của Tập đoàn Hoà Phát và PPC của Nhiệt điện Phả Lại đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,42 và 0,27 triệu đơn vị.

Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm khá mạnh sau 2 phiên tăng đột biến.

Cụ thể, HASTC-Index sáng nay giảm 2,42 điểm (2,54%) lên 93,02 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 10/2 đạt gần 3,3 triệu đơn vị, trị giá 70,5 tỷ đồng, phiên trước là 3,7 triệu đơn vị và 77,3 tỷ đồng.
 
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,