221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1162736
Sữa có đứng giá chờ điều chỉnh thuế?
1
Article
null
Sữa có đứng giá chờ điều chỉnh thuế?
,

 - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần khẳng định, việc tăng thuế nhập khẩu với sữa nguyên liệu chỉ là giải pháp tình thế, Bộ sẽ điều chỉnh linh hoạt, đảm bảo chăn nuôi bò sữa phát triển và không có chuyện sữa thành phẩm tăng giá. Theo khảo sát của PV VietNamNet vào ngày 17-18/2, thị trường sữa tại Hà Nội vẫn yên ắng.

Sữa giữ giá

Đang có con nhỏ hơn 2 tuổi, ngày 17/2, chị Thu Linh, ở D4, Nghĩa Tân, Cầu Giấy (Hà Nội) đã mua một hộp sữa bột XO số 4 của hãng Namyang (Hàn Quốc) với giá 302.000 đồng/hộp, tại cửa hàng Kico (Thành Công).

Khi khách thắc mắc vì thấy giá sữa tăng, chủ cửa hàng cho biết, chỉ tăng 2.000 đồng/hộp. Và đây là do cửa hàng tăng giá chứ không phải hãng tăng. Nếu hãng tăng, thường vài chục nghìn đồng/hộp trở lên, chứ không phải chỉ vài nghìn đồng.

Các đại lý, cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ tại Hà Nội gần đây đã nhận được thông tin rào đón trước về việc sẽ tăng giá sản phẩm sữa nhập khẩu từ các nhà cung cấp, tuy nhiên, thời gian và mức tăng cụ thể vẫn chưa được xác định.

Thuế nhập khẩu sữa nguyên liệu tăng, liệu các hãng sữa vẫn giữ bình ổn được giá? (ảnh amthuc365)


Chị Phượng, chủ cửa hàng Kico nói rằng, hiện chị vẫn bán giá sữa như trước Tết. 

Còn tại cửa hàng kinh doanh thực phẩm nhập ngoại biển hiệu Hương Diện (phố Hàng Buồm), ông chủ cũng bộc bạch rằng, có nghe một số nhà cung cấp đánh tiếng sẽ tăng giá sản phẩm nếu thuế nhập khẩu sữa nguyên liệu của Việt Nam tăng. 

Song cho đến nay, phía các hãng sữa chưa có bất kỳ thông báo chính thức nào. Giá các sản phẩm sữa tại cửa hàng này vẫn không hề thay đổi.

Tương tự, chủ các cửa hàng lớn như Nghi Nga (phố Tây Sơn), Hoàng Phú (phố Thái Thịnh), NTA (phố Láng Hạ) đều khẳng định, giá bán các mặt hàng kể trên hiện vẫn ổn định, kể cả với các sản phẩm sữa tươi nhập từ Đức, Australia.

Ngoài ra, giới kinh doanh sữa nhận định, sức mua của người tiêu dùng từ Tết ra rất chậm. Tại Hà Nội, nhiều đại lý lớn một ngày chỉ bán được vài sản phẩm, hàng tồn đọng nhiều nên chưa thể tính chuyện tăng giá bán. Còn giá sữa bán khác nhau là do mỗi cửa hàng quyết định, nhưng cũng chỉ chênh nhau vài nghìn đồng.

Chưa tính chuyện tăng

Tại thị trường TP.HCM, hãng sữa Abbott thông báo bắt đầu từ ngày 22/2 giá sữa của hãng này chính thức tăng 4% do tỷ giá đồng USD đã tăng lên 5%, kéo theo giá bán lẻ các sản phẩm sữa của hãng này sẽ tăng bình quân 5-7%. 

Nhưng đại diện tại Hà Nội của Công ty AD - nhà phân phối sản phẩm sữa Enfa và Công ty 3A - nhà phân phối các sản phẩm của hãng Abbott Hoa Kỳ đều cam kết chưa có bất cứ thông báo chính thức nào về chuyện tăng giá.

Việc tăng giá hay không, hãng sữa Namyang cũng cho biết, còn phải xem xét, cân nhắc. Nếu có, mức tăng sẽ khoảng 5-10%.

Thậm chí, từ ngày 18/2 đến hết tháng 3, người tiêu dùng khi mua các sản phẩm thuộc nhãn hàng Enfa A+ của hãng Mead Johnson còn được tặng thêm hộp sữa giấy (200g), có thể tiết kiệm được 20-30% chi phí.

TIN LIÊN QUAN
Tuy nhiên, theo các nhà kinh doanh phân phối, quyết định nâng thuế nhập khẩu mặt hàng sữa lên thêm vài chục phần trăm chắc chắn sẽ tác động đến giá sữa nhập khẩu, đặc biệt là nhóm sữa bột - hiện chiếm đến 70-80% lượng tiêu thụ tại các siêu thị, đại lý, cửa hàng lớn hiện nay.

Về phía các DN sữa trong nước, hầu hết đều khẳng định với PV.VietNamNet chưa có kế hoạch tăng giá thời gian tới.

Ông Nguyễn Cảnh Hòa, Giám đốc chi nhánh sữa Mộc Châu tại Hà Nội cho biết, công ty sản xuất sữa theo dây chuyền khép kín. Do vậy, dù nguyên liệu sữa trên thế giới hay trong nước có tăng cũng không ảnh hưởng gì đến việc sản xuất của DN. Giá bán sữa hiện nay Mộc Châu vẫn duy trì cả năm nay và sẽ không thay đổi trong thời gian tới.

Đối với Vinamilk, bà Bùi Thị Hương, Giám đốc đối ngoại cũng bảo đảm sự ổn định về giá. Bà Hương lý giải, hầu hết nguyên liệu của Vinamilk là nhập khẩu từ Australia và New Zealand - được ký hợp đồng đặt mua dài hạn, nên dù giá thế giới có biến động cũng không ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của DN.

Hơn nữa, theo bà Hương, việc tăng giá sữa còn gây bất lợi cho DN, giảm sức mua của người dân khiến DN giảm doanh thu nên Vinamilk không mấy mặn mà với việc tăng giá.

Sẽ điều chỉnh linh hoạt thuế nhập khẩu

Trước những ý kiến khác nhau về việc Bộ NN-PTNT kiến nghị tăng thuế nhập khẩu sữa nguyên liệu, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần lập luận, hiện giá sữa trên thế giới đã giảm khoảng 60%, nếu chúng ta không có những giải pháp phù hợp và trong phạm vi được phép của WTO thì vô tình chúng ta sẽ tiêu diệt đàn bò sữa trong nước.

Điều này có nghĩa là, Việt Nam sẽ mất nốt 20-30% lượng sữa hiện có. Khi đó, chúng ta sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sữa nhập khẩu như nhiều nước đã vấp phải.

Tuy nhiên, giải pháp mà Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ chỉ là giải pháp tình thế. Chắn chắn là trong năm 2009, việc điều hành kinh tế - xã hội tại Việt Nam, trong đó có nông nghiệp, sẽ rất linh hoạt để đảm bảo sản xuất trong nước ổn định, phát triển, và tất nhiên là không có chuyện tăng giá.

Thứ trưởng Tần khẳng định, tăng thuế là cơ sở để hỗ trợ giá sữa trong nước. "Với việc tăng thuế nhập khẩu sữa nguyên liệu, giá sữa "ngoại" về Việt Nam sẽ tương đương giá sữa trong nước, tạo điều kiện tiêu thụ sữa tươi trong nước tốt hơn. Tất nhiên, tăng mức độ như thế nào thì phải cân nhắc rất kỹ" - ông Tần nói.

Lo ngại nhà sản xuất, nhà nhập khẩu lại vin vào đó để tăng giá sữa, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần đưa ra ví dụ về giá thức ăn chăn nuôi (TACN) thời gian qua.

Gần đây, giá nguyên liệu TACN thế giới giảm nhưng giá trong nước lại không giảm. Bộ NN-PTNT đang chỉ đạo cơ quan liên quan kiểm tra cụ thể, đặc biệt là về giá thành. Nếu thấy cần thiết, Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ cho giảm thuế TACN để đảm bảo người chăn nuôi có lãi. Ông Tần cho rằng, đó cũng là một cách xử lý tương tự đối với sữa.

Trước đó, Bộ NN-PTNT đã kiến nghị tăng thuế lên 18%, thay vì mức 5% đang áp dụng đối với sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường hoặc các chất ngọt khác; nếu đã pha thêm, mức thuế đề nghị tăng từ 10-34%, thay cho mức 3-7% hiện nay.

  • Hà Yên - Lệ Hà - Nguyễn Nga

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,