Đảo chiều bất thành, VN-Index xuống 254,85 điểm
Cập nhật lúc 12:45, Thứ Năm, 19/02/2009 (GMT+7)
- Tiếp tục xu hướng có từ 2 phiên trước đây, sức cầu cổ phiếu vào đầu giờ sáng nay (19/2) tăng lên đáng kể do nhiều người bắt đáy mua vào. Tuy nhiên, về gần cuối đợt 2, lượng bán ra áp đảo ở nhiều mã đã khiến VN-Index chung cuộc giảm phiên thứ 8 liên tiếp.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch sáng 19/2, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 0,24 điểm (tương đương giảm 0,09) xuống 254,85 điểm. Trong đợt 1 và phần lớn đợt 2, chỉ số VN-Index đã tăng điểm nhẹ trở lại.
Như vậy, tính từ đầu năm cho tới hôm nay, chỉ số này đã giảm 60,77 điểm (tương đương giảm 19,25%). Trong năm 2008, chỉ số này đã giảm 611,4 điểm (tương đương giảm 66%).
Sáng nay, trong tổng số 173 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 57 mã tăng giá (11 mã tăng trần), 77 mã giảm giá (38 giảm sàn), 42 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch (MTG của MT Gas).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 19/2 đạt 9,4 triệu đơn vị, trị giá 169,7 tỷ đồng (phiên liền trước là 11,7 triệu đơn vị và 208,6 tỷ đồng).
Trước ngưỡng hỗ trợ tâm lý 250 điểm, sức cầu cổ phiếu trong đợt 1 sáng nay bất ngờ tăng lên rất mạnh khiến khối lượng giao dịch thành công lên tới gần 1,5 triệu đơn vị, cao hơn nhiều so với mức dưới 1 triệu trong rất nhiều phiên trước đó.
Đây là một điều dễ hiểu bởi chỉ số VN-Index của thị trường tập trung của Việt Nam thường bật lên khá mạnh mỗi lần giảm xuống gần các ngưỡng hỗ trợ tâm lý như 500 điểm, 400 điểm và 300 điểm.
Trước đó, chỉ số này 3-4 lần liên tiếp bật trở lại trước ngưỡng 300 điểm trước khi đánh mất mốc này sau kỷ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua.
Trong vòng 41 tháng qua, chỉ số VN-Index chưa hề nằm dưới 250 điểm và đây có thể là lý do khiến khá nhiều người quyết định mua vào một số mã cổ phiếu.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều tuần gần đây, cách lệnh mua vào lô lớn rất ít. Các nhà đầu tư ngoại nhìn chung vẫn đang bán ròng cổ phiếu khá mạnh. Các công ty chứng khoán và một số quỹ trong nước dường như không mua vào. Trong khi đó, có khá nhiều công ty niêm yết từng đầu tư vào lĩnh vực tài chính cũng đã và đang lên kế hoạch thoái vốn.
Trở lại diễn biến trong phiên giao dịch sáng nay, trong các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường vẫn có khá nhiều mã kết thúc phiên giao dịch tiếp tục giảm giá như: STB của Sacombank, VIC của Vincom, PVF của Tài chính Dầu Khí, PVD của PV Drilling, HAG của Hoàng Anh Gia Lai.
Một số mã blue-chips tăng giá bao gồm: VNM của Vinamilk, DPM của Đạm Phú Mỹ, PPC của Nhiệt điện Phả Lại, HPG của Hoà Phát hay VPL của Vinpearl JSC. Trừ HPG và VPL, 3 cổ phiếu kia đều được khối ngoại mua vào nhiều.
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 0,94 triệu đơn vị. DPM của Đạm Phú Mỹ theo sau với 0,67 triệu. SAM của Sacom đứng ở vị trí thứ 3 với 0,62 triệu. SSI của Chứng khoán Sài Gòn và VF1 của Chứng chỉ VFMVF1 đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,4 và 0,39 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng nhẹ trở lại sau khi giảm liên tiếp 4 phiên trước đó xuống mức thấp nhất kể từ khi sàn này đi vào hoạt động 8/3/2005.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 0,65 điểm (0,77%) lên 85,27 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 19/2 đạt 4,1 triệu đơn vị, trị giá 76,9 tỷ đồng, phiên trước là 4,7 triệu đơn vị và 83,9 tỷ đồng.
Cũng có khá nhiều người quyết định mua vào khi chứng khoán liên tục phá đáy. (Ảnh: LAD) |
Như vậy, tính từ đầu năm cho tới hôm nay, chỉ số này đã giảm 60,77 điểm (tương đương giảm 19,25%). Trong năm 2008, chỉ số này đã giảm 611,4 điểm (tương đương giảm 66%).
Sáng nay, trong tổng số 173 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 57 mã tăng giá (11 mã tăng trần), 77 mã giảm giá (38 giảm sàn), 42 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch (MTG của MT Gas).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 19/2 đạt 9,4 triệu đơn vị, trị giá 169,7 tỷ đồng (phiên liền trước là 11,7 triệu đơn vị và 208,6 tỷ đồng).
Trước ngưỡng hỗ trợ tâm lý 250 điểm, sức cầu cổ phiếu trong đợt 1 sáng nay bất ngờ tăng lên rất mạnh khiến khối lượng giao dịch thành công lên tới gần 1,5 triệu đơn vị, cao hơn nhiều so với mức dưới 1 triệu trong rất nhiều phiên trước đó.
Đây là một điều dễ hiểu bởi chỉ số VN-Index của thị trường tập trung của Việt Nam thường bật lên khá mạnh mỗi lần giảm xuống gần các ngưỡng hỗ trợ tâm lý như 500 điểm, 400 điểm và 300 điểm.
Trước đó, chỉ số này 3-4 lần liên tiếp bật trở lại trước ngưỡng 300 điểm trước khi đánh mất mốc này sau kỷ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua.
Trong vòng 41 tháng qua, chỉ số VN-Index chưa hề nằm dưới 250 điểm và đây có thể là lý do khiến khá nhiều người quyết định mua vào một số mã cổ phiếu.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều tuần gần đây, cách lệnh mua vào lô lớn rất ít. Các nhà đầu tư ngoại nhìn chung vẫn đang bán ròng cổ phiếu khá mạnh. Các công ty chứng khoán và một số quỹ trong nước dường như không mua vào. Trong khi đó, có khá nhiều công ty niêm yết từng đầu tư vào lĩnh vực tài chính cũng đã và đang lên kế hoạch thoái vốn.
Trở lại diễn biến trong phiên giao dịch sáng nay, trong các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường vẫn có khá nhiều mã kết thúc phiên giao dịch tiếp tục giảm giá như: STB của Sacombank, VIC của Vincom, PVF của Tài chính Dầu Khí, PVD của PV Drilling, HAG của Hoàng Anh Gia Lai.
Một số mã blue-chips tăng giá bao gồm: VNM của Vinamilk, DPM của Đạm Phú Mỹ, PPC của Nhiệt điện Phả Lại, HPG của Hoà Phát hay VPL của Vinpearl JSC. Trừ HPG và VPL, 3 cổ phiếu kia đều được khối ngoại mua vào nhiều.
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 0,94 triệu đơn vị. DPM của Đạm Phú Mỹ theo sau với 0,67 triệu. SAM của Sacom đứng ở vị trí thứ 3 với 0,62 triệu. SSI của Chứng khoán Sài Gòn và VF1 của Chứng chỉ VFMVF1 đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,4 và 0,39 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng nhẹ trở lại sau khi giảm liên tiếp 4 phiên trước đó xuống mức thấp nhất kể từ khi sàn này đi vào hoạt động 8/3/2005.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 0,65 điểm (0,77%) lên 85,27 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 19/2 đạt 4,1 triệu đơn vị, trị giá 76,9 tỷ đồng, phiên trước là 4,7 triệu đơn vị và 83,9 tỷ đồng.
- Hà Linh
,