221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1166952
Blue-chips đồng loạt giảm sàn kéo VN-Index xuống 235 điểm
1
Article
null
Blue-chips đồng loạt giảm sàn kéo VN-Index xuống 235 điểm
,
- Bất chấp nhiều người kỳ vọng một lượng tiền tích luỹ khá lớn trong dân, đặc biệt sau đợt chốt lãi vàng vừa qua, sẽ chảy vào thị trường chứng khoán trong bối cảnh VN-Index phá vỡ ngưỡng 250 điểm nhưng thực tế giao dịch vẫn đứng ở mức thấp. Không có nhiều lệnh lô lớn xuất hiện trong phiên giao dịch sáng nay. Gần như toàn bộ các cổ phiếu chủ chốt giảm sàn kéo chỉ số VN-Index xuống 235 điểm.

Chỉ số VN-Index liên tục lập đáy mới trong 2 tuần qua. (Ảnh: LAD)

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch sáng 24/2, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 8,52 điểm (tương đương giảm 3,49) xuống 235,5 điểm.


Đây là mức thấp điểm nhất của chỉ số này trong gần 48 tháng qua (từ ngày 1/3/2005).

Tính từ đầu năm cho tới hôm nay, chỉ số này đã giảm 80,1 điểm (-25,4%). Tính riêng trong 11 phiên giảm liên tiếp vừa qua, chỉ số này giảm 52,1 điểm (-18,5%).

Trong phiên giao dịch sáng 24/2, trong tổng số 173 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 24 mã tăng giá (7 mã tăng trần), 134 mã giảm giá (76 giảm sàn), 17 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch (BAS của CTCP Basa và FPC của Full Power).

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 24/2 đạt 11,3 triệu đơn vị, trị giá 268,2 tỷ đồng (phiên liền trước là 10,4 triệu đơn vị và 202 tỷ đồng).

Trong các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường sáng nay, trừ PPC của Nhiệt điện Phả Lại tăng nhẹ 100 đồng lên 17.700 đồng/cp và VNM của Vinamilk giảm nhẹ 500 đồng xuống 73.000 đồng/cp, còn lại đều giảm giá kịch sàn.

Cụ thể, DPM của Đạm Phú Mỹ giảm sàn 1.400 đồng xuống 26.800 đồng/cp; FPT của Tập đoàn FPT giảm sàn 1.900 đồng xuống 37.700 đồng/cp; HAG của Hoàng Anh Gia Lai giảm sàn 2.500 đồng xuống 47.500 đồng/cp; HPG của Tập đoàn Hoà Phát giảm sàn 1.200 đồng xuống 24.300 đồng/cp; ITA của Itaco giảm sàn 800 đồng xuống 15.200 đồng/cp; PVD của PV Drilling giảm sàn 2.500 đồng xuống 52.500 đồng/cp; PVF của PetroVietnam Finance giảm sàn 700 đồng xuống 13.500 đồng/cp; SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm sàn 1.100 đồng xuống 21.300 đồng/cp; STB của Sacombank giảm sàn 600 đồng xuống 13.000 đồng/cp; VIC của Vincom giảm sàn 2.600 đồng xuống 49.400 đồng/cp; VPL của Vinpearl giảm sàn 1.900 đồng xuống 36.800 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 1,76 triệu đơn vị. VF1 của Chứng chỉ quỹ VFMVF1 theo sau với gần 0,83 triệu. DPM của Đạm Phú Mỹ đứng ở vị trí thứ 3 với 0,54 triệu. VF4 của Chứng chỉ quỹ VFMVF4 và REE của Cơ điện lạnh REE đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,35 và 0,28 triệu đơn vị.


Đa số các cổ phiếu tiếp tục giảm giá mạnh là do hầu hết các nhà đầu tư lớn, đặc biệt khối nhà đầu tư ngoại chưa quay trở lại thị trường trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang lún sâu hơn vào khủng hoảng.

Trong phiên giao dịch ngày 23/2, chứng khoán Mỹ đã giảm giá dữ dội xuống mức thấp nhất kể từ năm 1997. Hầu hết các cổ phiếu, đặc biệt cổ phiếu ngành công nghệ, công nghiệp lớn đều bị bán tháo kinh hoàng.

Trong khi đó, tại châu Á, sáng nay 24/2 (giờ Việt Nam), rất nhiều thị trường chứng khoán đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua.

Theo các chuyên gia, lòng tin của các nhà đầu tư vào các thị trường chứng khoán đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Hầu hết lo ngại cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong vòng 80 năm qua sẽ còn kéo dài và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn đang trên đà đi xuống.

Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục mới kể từ khi sàn này đi vào hoạt động 8/3/2005.

Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 2,2 điểm (2,74%) xuống 78,06 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 24/2 đạt 5,9 triệu đơn vị, trị giá 112 tỷ đồng, phiên trước là 4,4 triệu đơn vị và 62,8 tỷ đồng. 
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,