221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1167692
Tỷ giá USD: Xuất khẩu muốn tăng, "nhà băng" muốn giữ
1
Article
null
Tỷ giá USD: Xuất khẩu muốn tăng, 'nhà băng' muốn giữ
,

 - Tỷ giá USD đã lên gần sát mức 18.000 đồng/USD và đang có xu hướng tiếp tục nhích lên khiến cả các DN sản xuất, xuất khẩu cũng như khối ngân hàng phải có nhiều tính toán khác nhau để ứng phó. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cả hai phía dường như vẫn chưa có cái nhìn về một hướng.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội hai tháng đầu năm 2009, các chuyên gia nhiều bộ ngành đều có chung nhận định, diễn biến USD gần đây là rất đáng chú ý và đến theo dõi sát để có chính sách phù hợp.

Đến nay, vẫn đang có hai quan điểm trái chiều về điều hành tỷ giá USD. Theo đó, các DN thuộc khối sản xuất và xuất khẩu muốn nâng giá USD cao lên, bởi đồng Việt Nam hiện đang được giá, ở mức hơi cao so với USD. 

Tỷ giá USD đang biến động mạnh khiến nhiều DN lo lắng. (Ảnh: VNN)

Điều này sẽ không có lợi cho xuất khẩu, nhất là trong tình hình kinh tế thế giới đang khủng hoảng, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn về giá cả và thị trường. Vì thế, điều chỉnh tỷ giá được cho là yếu tố cần thiết để kích thích xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong chiều ngược lại, ngân hàng lại giữ quan điểm ổn định tỷ giá. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, tỷ giá liên quan đến nhiều vấn đề, ngoài xuất nhập khẩu còn có vấn đề nợ quốc giá, cán cân thanh toán...

Vì thế, việc tăng giá quá mức có thể lợi bất cập hại. Những rủi ro về tỷ giá có thể ngay lập tức gây ảnh hưởng lên các cân đối kinh tế vĩ mô.

Thể hiện quan điểm này, trong phát ngôn mới đây nhất về tình hình giá USD biến động, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu khẳng định, hiện tại, Chính phủ không có chủ trương điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ, các tin đồn về việc tăng giá hay thiếu USD trên thị trường là không chính xác. Ngân hàng Nhà nước vẫn đảm bảo cân đối cung cầu thị trường.

TIN LIÊN QUAN
Tuy nhiên, những đề xuất từ khối kinh doanh và sản xuất là không thể bỏ qua, vì thế, một quan chức Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, sẽ có một báo cáo về vấn đề này với đầy đủ ý kiến các bên lên Chính phủ.

Có nên phá giá đồng Việt Nam?

Trong các báo cáo độc lập gần đây của các tổ chức nghiên cứu như Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia lại cho rằng, tỷ giá hối đoái sẽ dao động trong khoảng 17.300-18.500 đồng/USD.

Việc USD tăng giá so với VND được lý giải là do nhu cầu hỗ trợ xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3%.

Trong khi đó, việc duy trì tỷ giá VND/USD khá ổn định trong thời gian qua, khi đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác đã dẫn tới việc VND lên giá so với các đồng tiền này.

Cụ thể, VND đã tăng so với đồng EURO khoảng 10%, với đồng tiền của một số nước trong khu vực từ 5-7%... Hơn nữa, năm 2009, nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu dự kiến sẽ gặp khó khăn và dòng vốn đầu tư nước ngoài có khả năng sụt giảm dẫn tới cung ngoại tệ giảm, lượng vốn FDI có thể sẽ tiếp tục rút ra khỏi Việt Nam... khiến áp lực ngoại tệ sẽ tăng lên.

Chính vì thế, trong Báo cáo số 4 của các nhà phân tích chính sách của trường Harvard Kennedy, và chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright lại khuyến nghị rằng, Chính phủ nên dành ưu tiên cao cho việc giảm giá từng bước VND.

Họ khẳng định rằng, là một nền kinh tế nhỏ với tỷ giá hối đoái cố định và thâm hụt ngân sách lớn, lựa chọn chính sách của Việt Nam trong giai đoạn này đã bị hạn chế rất nhiều, và gợi ý rằng: phá giá VND và cơ cấu lại đầu tư công là hai chính sách tốt nhất.

Tuy nhiên,các các chuyên gia cũng cho rằng, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã vay USD từ các ngân hàng, hay làm tăng rủi ro lạm phát.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,