221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1168740
VN-Index quay đầu đi xuống
1
Article
null
VN-Index quay đầu đi xuống
,

 - Bất ngờ đồng loạt đảo chiều tăng trần được đúng một phiên, đa số cổ phiếu lại quay đầu đi xuống. Sự vắng bóng các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước đã không thể giúp thị trường tiếp tục phục hồi bất chấp rất nhiều nhà đầu tư cá nhân đang bắt đáy mua vào.


Đa số cổ phiếu lại quay đầu giảm giá. (Ảnh: LAD)

Mặc dù vậy, sức mua khá mạnh ở một số mã blue-chips giảm giá rất nhiều trước đó như STB của Ngân hàng Sacombank, FPT của Tập đoàn FPT, PVF của PetroVietnam Finance, HAG của Hoàng Anh Gia Lai đã giúp thị trường chung cuộc giảm nhẹ.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 26/2, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 1,8 điểm (-0,74) xuống 242,53 điểm.

Trước đó, chỉ số này đã quay đầu tăng mạnh sau khi giảm một mạch 11 phiên liên tiếp với tổng cộng 52,1 điểm (-18,5%) xuống mức thấp nhất trong suýt soát 48 tháng qua là 235,5 điểm.

Trong phiên giao dịch sáng 26/2, trong tổng số 173 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 57 mã tăng giá (9 mã tăng trần), 92 mã giảm giá (29 giảm sàn), 26 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch (SFN của Dệt lưới Sài Gòn và SGH của Khách sạn Sài Gòn)

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 26/2 đạt 12,8 triệu đơn vị, trị giá 214,9 tỷ đồng (phiên liền trước là 9,4 triệu đơn vị và 163,8 tỷ đồng).

Trong các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, STB của Ngân hàng Sacombank tiếp tục gây ấn tượng với việc tăng giá kịch trần 600 đồng lên 14.200 đồng/cp.

Một số blue-chips khác tăng khá mạnh như: FPT của Tập đoàn FPT tăng 1.500 đồng lên 41.000 đồng/cp; HAG của Hoàng Anh Gia Lai tăng 1.200 đồng lên 51.000 đồng/cp; PVF của PetroVietnam Finance tăng 500 đồng lên 14.600 đồng/cp. VPL của Vinpear tăng nhẹ 100 đồng lên 38.700 đồng/cp.

Ở chiều ngược lại, VIC của Vincom tiếp tục giảm sàn; một số quay đầu giảm sàn như ITA của Itaco và SSI của Chứng khoán Sài Gòn.

Các mã chủ chốt khác giảm giá bao gồm: DPM của Đạm Phú Mỹ giảm nhẹ 100 đồng xuống 28.000 đồng/cp; PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm 400 đồng xuống 18.100 đồng/cp; PVD của PV Drilling giảm 1.500 đồng xuống 53.000 đồng/cp; VNM của Vinamilk giảm 3.000 đồng xuống 73.500 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với gần 4,17 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 0,84 triệu. SAM của Sacom đứng ở vị trí thứ 3 với 0,5 triệu. FPT của Tập đoàn FPT và VSH của Thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,44 và 0,4 triệu đơn vị.

Theo giới quan sát thị trường, chỉ số VN-Index quay đầu giảm là do các nhà đầu tư chưa thấy sự ổn định thực sự trên thị trường chứng khoán Mỹ. Hôm qua, các chỉ số chứng khoán quan trọng tại Mỹ lại quay đầu giảm điểm. Điều này cho thấy bức tranh sáng sủa về nền kinh tế mà chính phủ Mỹ vẽ ra chưa có gì đảm bảo. Các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu về tỷ lệ thất nghiệp của nước sắp được công bố. Hôm qua, số liệu về doanh thu bán nhà xây sẵn tại Mỹ đã gây thất vọng khá lớn cho các nhà đầu tư.

Trong nước, mặc dù số liệu về xuất nhập khẩu và FDI tháng 2 là khá ấn tượng nhưng vẫn còn đó nhiều lo ngại. Mặc dù vốn đầu tư trực tiếp tháng 2 bất ngờ tăng vọt nhưng hầu hết đây là các dự án được chuyển từ cuối năm trước. Hơn thế nữa, hiện tại nhiều nhà đầu tư lo ngại về giá trị sẽ được triển khai thực tế sẽ không cao.

Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng nhẹ nhờ sự tăng điểm ấn tượng của cổ phiếu ngân hàng ACB của Á Châu.

Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 0,17 điểm (0,21%) lên 82,1 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 26/2 đạt 6,5 triệu đơn vị, trị giá 123 tỷ đồng, phiên trước là 5,9 triệu đơn vị và 108,4 tỷ đồng.

  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,