221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1171244
VN-Index quay đầu giảm mạnh
1
Article
null
VN-Index quay đầu giảm mạnh
,
- Chỉ thoát khỏi xu hướng đi xuống chung trên thị trường chứng khoán thế giới được hai phiên, đa số các cổ phiếu có mặt trên các sàn chứng khoán Việt Nam lại quay đầu giảm giá khá mạnh.

Chỉ số VN-Index quay đầu giảm giá khá mạnh. (Ảnh: LAD)

Kết thúc phiên giao dịch sáng 3/3, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 6,2 điểm (2,5) xuống 241,46 điểm.


Trong phiên giao dịch sáng 2/3, trong tổng số 174 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 49 mã tăng giá (15 mã tăng trần), 99 mã giảm giá (27 giảm sàn), 29 mã đứng giá và 1 mã không giao dịch (BAS của Công ty cổ phần Basa).

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 3/3 đạt 9,6 triệu đơn vị, trị giá 221,5 tỷ đồng (phiên liền trước là 7,3 triệu đơn vị và 127,8 tỷ đồng).

Ngay từ đầu phiên giao dịch, lượng đặt bán cổ phiếu đã tăng khá mạnh so với phiên giao dịch liền trước do các nhà đầu tư trong và ngoài nước lo ngại các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ còn lún sâu hơn vào suy thoái. Tâm lý này xuất hiện sau khi chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc, đặc biệt chỉ số Dow Jones lần đầu tiên kể từ năm 1997 rớt xuống dưới ngưỡng nhạy cảm 7.000 điểm.

Chứng khoán Mỹ tụt giảm trong bối cảnh các định chế tài chính lớn nước này như đại gia bảo hiểm AIG vẫn đang loay hoay không thể thoát ra khỏi vũng lầy của hàng loạt các khoản thua lỗ dây chuyền, bắt nguồn từ những hoạt động dịch vụ tài chính đầy rủi ro mà hãng này đã tham gia trong nhiều năm qua. Rất nhiều tập đoàn tài chính khác cũng đang ở trong tình trạng khó khăn tương tự.

Tại châu Á, một chỉ số chứng khoán rất quan trọng là Nikkei của Nhật Bản cũng đang bị đe doạ mất mốc 7.000 điểm.

Đón nhận hàng loạt các thông tin xấu, thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa đã nhuốm đỏ. Chỉ số VN-Index chốt đợt 1 đã mất 2,37%.

Hầu hết các cổ phiếu blue-chips đã mất điểm.

Tình trạng này kéo dài tới cuối phiên.

Đóng cửa phiên giao dịch, trong các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, trừ VPL của Du lịch Thương mại Vinpearl đứng giá và ITA của Itaco tăng trần, còn lại đều giảm giá, trong đó các mã giảm sàn như: FPT của Tập đoàn FPT giảm 2.100 đồng xuống 41.500 đồng/cp; PVD của PV Drilling giảm 2.500 đồng xuống 53.000 đồng/cp.

Cổ phiếu nâng đỡ thị trường trong mấy phiên vừa qua là STB của Sacombank cũng giảm sàn 700 đồng xuống 14.500 đồng/cp. Đại gia tài chính SSI của Chứng khoán Sài Gòn cùng chung số phận, giảm sàn 1.000 đồng xuống 20.600 đồng/cp.

Cổ phiếu VIC của Vincom tiếp tục kéo dài chuỗi ngày giảm giá. Sáng nay VIC giảm sàn 2.000 đồng xuống 39.000 đồng/cp.

Các cổ phiếu lớn giảm giá khác bao gồm: DPM của Đạm Phú Mỹ (giảm 1.000 đồng xuống 27.300 đồng/cp); HAG của Hoàng Anh Gia Lai (giảm 2.000 đồng xuống 48.500 đồng/cp); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (giảm 800 đồng xuống 24.700 đồng/cp); PPC của Nhiệt điện Phả Lại (giảm 500 đồng xuống 17.900 đồng/cp); PVF của Tài chính Dầu khí (giảm 400 đồng xuống 15.400 đồng/cp); SJS của Sudico (giảm 1.500 đồng xuống 47.000 đồng/cp)…

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu đáng chú ý bao gồm: BMI của Bảo Minh, BMC của Khoáng sản Bình Định, VIP của Vận tải Xăng dầu VIPCO, TRI của Tribeco....

Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với gần 1,62 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 0,83 triệu. ITA của Itaco đứng ở vị trí thứ 3 với 0,4 triệu. SAM của Sacom và HSG của Tập đoàn Hoa Sen đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,39 và 0,34 triệu đơn vị.

Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm phiên thứ 2 liên tiếp.

Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 1,84 điểm (2,2%) xuống 81,76 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 3/3 đạt 5,2 triệu đơn vị, trị giá 99 tỷ đồng, phiên trước là 3,7 triệu đơn vị và 65,2 tỷ đồng.

Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu đóng cửa phiên giao dịch giảm 1.000 đồng xuống 24.000 đồng/cp. ACB là cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất thị trường với 1,2 triệu đơn vị được chuyển nhượng.
 
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,