VN-Index tiếp tục tăng điểm
Cập nhật lúc 12:09, Thứ Hai, 16/03/2009 (GMT+7)
- Sau một chút e ngại ban đầu, niềm tin vào sự phục hồi của thị trường chứng khoán đã được củng cố. Đa số cổ phiếu tăng giá khá mạnh kéo chỉ số VN-Index lên gần 255 điểm.
Trong tổng số 175 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE (thêm BCI của CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh sáng 16/3 đưa 54,2 triệu cổ phần vào giao dịch), có 102 mã tăng giá (23 mã tăng trần), 42 mã giảm giá (3 giảm sàn), 33 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch.
Khối lượng và giá trị giao dịch giảm nhẹ xuống 10,8 triệu đơn vị và 202,2 tỷ đồng.
Mặc dù giao dịch không còn sôi động như mấy phiên giữa tuần trước nhưng theo nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm diễn biến này là hợp lý.
“Thị trường có vẻ đang dần ổn định với xu hướng tăng nhẹ. Nhiều tín hiệu tích cực đang đến với thị trường. Giao dịch có chùng lại nhưng đó là một điều hợp lý và cần thiết bởi giai đoạn củng cố niềm tin thì cần phải có sự nghi ngờ và những đợt bán chốt lãi”, anh Hoà - một nhà đầu tư có kinh nghiệm tại VCBS cho biết.
Chia sẻ quan điểm nay, anh Hưng - một nhà đầu tư tại SeAS cho biết: “Đặc trưng của giai đoạn tích luỹ bao giờ cũng vậy. Thị trường phải chùng xuống sau mỗi đợt tăng điểm”.
Khá nhiều nhà đầu tư khác cũng có cảm nhận tốt về thị trường chứng khoán trong giai đoạn này. Theo họ thị trường đang có nhiều thông tin hỗ trợ như tình hình khả quan trên thị trường chứng khoán thế giới, nền kinh tế Mỹ và một số nước có những chuyển biến tích cực đầu tiên, tín dụng được khơi thông, giá dầu giảm…
Mặc dù vậy, đa số các nhà đầu tư đều cho rằng, đây mới chỉ là những tín hiệu tốt ban đầu, khó khăn vẫn còn phía trước và cần phải có thời gian để hồi phục thật sự.
Một số nhà đầu tư lạc quan dự đoán, chỉ số VN-Index có thể tăng lên 270 điểm, thậm chí 300 điểm trong đợt hồi phục này.
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước - đối tượng có tác động lớn thị trường - vẫn chưa quay lại thị trường. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang bán ròng trong nhiều tuần qua.
Trở lại diễn biến giao dịch sáng nay, trong các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, chỉ có PPC của Nhiệt điện Phả Lại bất ngờ giảm nhẹ 200 đồng xuống 18.700 đồng/cổ phiếu và HAG của Hoàng Anh Gia Lai đứng, còn lại đều tăng giá trong đó VIC của Vincom tăng giá trần 1.600 đồng lên 35.300 đồng/cổ phiếu.
Một số mã tăng trần có dư bán bằng không bao gồm: AGF của Thuỷ sản An Giang, BMP của Nhựa Bình Minh, BT6 của Bê tông Châu Thới, DQC của Điện Quang, GIL của Gilimex, HBC của Địa ốc Hoà Bình, ITA của Khu công nghiệp Tân Tạo, REE của Cơ điện lạnh, SAM của Sacom…
Ở chiều ngược lại, các mã giảm mạnh nhất bao gồm: TNA của CTCP XNK Thiên Nam, BAS của CTCP Basa và CYC của Gạch men Chang Yih.
Tân binh BCI của CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE giảm 3.000 đồng so với giá dự kiến xuống 24.000 đồng/cổ phiếu với 243.240 cổ phần được chuyển nhượng.
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 1,09 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 0,77 triệu. SAM của Sacom đứng ở vị trí thứ 3 với 0,63 triệu. HPG của Hoà Phát và ITA của Itaco đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,45 và 0,4 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng phiên thứ 2 liên tiếp.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 1,58 điểm (1,78%) lên 90,25 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 16/3 đạt 7,2 triệu đơn vị, trị giá 125,1 tỷ đồng.
Niềm tin vào thị trường chứng khoán đang phục hồi. Ảnh: Phạm Hải.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch sáng 16/3, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 3,12 điểm (1,24%) lên 254,56 điểm.
Trong tổng số 175 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE (thêm BCI của CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh sáng 16/3 đưa 54,2 triệu cổ phần vào giao dịch), có 102 mã tăng giá (23 mã tăng trần), 42 mã giảm giá (3 giảm sàn), 33 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch.
Khối lượng và giá trị giao dịch giảm nhẹ xuống 10,8 triệu đơn vị và 202,2 tỷ đồng.
Mặc dù giao dịch không còn sôi động như mấy phiên giữa tuần trước nhưng theo nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm diễn biến này là hợp lý.
“Thị trường có vẻ đang dần ổn định với xu hướng tăng nhẹ. Nhiều tín hiệu tích cực đang đến với thị trường. Giao dịch có chùng lại nhưng đó là một điều hợp lý và cần thiết bởi giai đoạn củng cố niềm tin thì cần phải có sự nghi ngờ và những đợt bán chốt lãi”, anh Hoà - một nhà đầu tư có kinh nghiệm tại VCBS cho biết.
Chia sẻ quan điểm nay, anh Hưng - một nhà đầu tư tại SeAS cho biết: “Đặc trưng của giai đoạn tích luỹ bao giờ cũng vậy. Thị trường phải chùng xuống sau mỗi đợt tăng điểm”.
Khá nhiều nhà đầu tư khác cũng có cảm nhận tốt về thị trường chứng khoán trong giai đoạn này. Theo họ thị trường đang có nhiều thông tin hỗ trợ như tình hình khả quan trên thị trường chứng khoán thế giới, nền kinh tế Mỹ và một số nước có những chuyển biến tích cực đầu tiên, tín dụng được khơi thông, giá dầu giảm…
Mặc dù vậy, đa số các nhà đầu tư đều cho rằng, đây mới chỉ là những tín hiệu tốt ban đầu, khó khăn vẫn còn phía trước và cần phải có thời gian để hồi phục thật sự.
Một số nhà đầu tư lạc quan dự đoán, chỉ số VN-Index có thể tăng lên 270 điểm, thậm chí 300 điểm trong đợt hồi phục này.
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước - đối tượng có tác động lớn thị trường - vẫn chưa quay lại thị trường. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang bán ròng trong nhiều tuần qua.
Trở lại diễn biến giao dịch sáng nay, trong các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, chỉ có PPC của Nhiệt điện Phả Lại bất ngờ giảm nhẹ 200 đồng xuống 18.700 đồng/cổ phiếu và HAG của Hoàng Anh Gia Lai đứng, còn lại đều tăng giá trong đó VIC của Vincom tăng giá trần 1.600 đồng lên 35.300 đồng/cổ phiếu.
Một số mã tăng trần có dư bán bằng không bao gồm: AGF của Thuỷ sản An Giang, BMP của Nhựa Bình Minh, BT6 của Bê tông Châu Thới, DQC của Điện Quang, GIL của Gilimex, HBC của Địa ốc Hoà Bình, ITA của Khu công nghiệp Tân Tạo, REE của Cơ điện lạnh, SAM của Sacom…
Ở chiều ngược lại, các mã giảm mạnh nhất bao gồm: TNA của CTCP XNK Thiên Nam, BAS của CTCP Basa và CYC của Gạch men Chang Yih.
Tân binh BCI của CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE giảm 3.000 đồng so với giá dự kiến xuống 24.000 đồng/cổ phiếu với 243.240 cổ phần được chuyển nhượng.
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 1,09 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 0,77 triệu. SAM của Sacom đứng ở vị trí thứ 3 với 0,63 triệu. HPG của Hoà Phát và ITA của Itaco đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,45 và 0,4 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng phiên thứ 2 liên tiếp.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 1,58 điểm (1,78%) lên 90,25 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 16/3 đạt 7,2 triệu đơn vị, trị giá 125,1 tỷ đồng.
- Hà Linh
,