VN-Index tiếp tục tăng vọt
Cập nhật lúc 11:38, Thứ Tư, 18/03/2009 (GMT+7)
- Không còn thận trọng như vào đầu phiên liền trước, sáng nay (18/3), các lệnh đặt mua giá trần và ATO đồng loạt được tung vào ngay trong đợt 1. Cổ phiếu ào ào tăng giá. Chỉ số VN-Index ngay lập tức vượt ngưỡng 270 điểm.
Mặc dù sức bán cổ phiếu cũng tăng rất mạnh nhưng tình trạng ồ ạt đặt lệnh mua cổ phiếu ở mức giá trần kéo dài cho tới cuối phiên đã giúp thị trường có một phiên giao dịch sôi động nhất trong gần 5 tháng qua.
Chung cuộc, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 10,19 điểm (3,97%) lên 273,39 điểm.
Thống kê cho thấy, trong tổng số 175 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 153 mã tăng giá (86 mã tăng trần), 14 mã giảm giá (không có mã giảm sàn) và 12 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch tăng vọt lên 27,4 triệu đơn vị - mức cao nhất kể từ 24/9/2008.
Giá trị giao dịch cũng lần đầu tiên sau gần 5 tháng qua vượt lên trên ngưỡng 500 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch, khá nhiều mã có dư bán trống trơn, trong khi dư mua ở mức giá trần còn rất nhiều.
Một số nhà đầu tư có kinh nghiệm cho rằng, với các tín hiệu khá tốt đến từ các nền kinh tế và thị trường chứng khoán thế giới, nhiều khả năng thị trường chứng khoán trong nước sẽ có một đợt sóng mới.
“Đang có một dòng tiền khá mạnh đổ vào chứng khoán. Tiền từ vàng, từ tiết kiệm của người dân, thậm chí có thể từ cả các doanh nghiệp đang đổ vào thị trường này”, anh Bùi Anh Phương - một nhà đầu tư có mặt trên sàn chứng khoán Tân Việt sáng nay nói.
Theo anh Phương, với khá nhiều tín hiệu tốt đến với thị trường, các nhà đầu tư đang tranh thủ đón một đợt sóng lên, bất chấp các nhà đầu tư nước ngoài - một yếu tố có tác động rất lớn tới thị trường - vẫn đang bán ròng rất nhiều trong thời gian vừa qua.
Nhìn chung, sức cầu cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong vài phiên gần đây và phiên hôm nay tiếp tục áp đảo so với sức cung.
Cụ thể, trong phiên liền trước (17/3), tổng lượng đặt mua cổ phiếu trên sàn HOSE đạt trên 38,5 triệu đơn vị, trong khi lượng đặt bán chỉ là 26,2 triệu đơn vị. Trên sàn Hà Nội, con số tương ứng là 21,1 và 16,6 triệu đơn vị.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang bán ròng. Thống kê cho thấy, trong phiên giao dịch 17/3, khối các nhà đầu tư ngoại bán ra gần 3,5 triệu cổ phiếu, trị giá 43,6 tỷ đồng trên sàn Hà Nội, trong khi chỉ mua vào 255.400 đơn vị, trị giá 6,4 tỷ đồng. Trên sàn TP.HCM họ bán ra 2,2 triệu đơn vị, trị giá 60 tỷ, so với 1,86 triệu đơn vị mua vào, trị giá 45 tỷ đồng.
Quan thị trường có thể thấy, số lượng lệnh đặt bán lô lớn gần đây khá nhiều. Các nhà đầu tư tổ chức vẫn đang tiếp tục tái cơ cấu danh mục đầu tư của mình. Họ vẫn đang bán lỗ nhiều cổ phiếu, trong khi lựa chọn mua lại một số mã khác.
Mặc dù các nhà đầu tư lớn vẫn đang bán mạnh nhưng xu hướng chung vẫn là các tín hiệu tốt đang áp đảo. Nhiều nhà đầu tư cá nhân cho biết họ sẽ chốt lãi trước ngưỡng 300 điểm. Trong khi đó, theo Công ty chứng khoán Kim Eng, nhiều khả năng sẽ có một đợt bán ra khá mạnh ở ngưỡng 275 điểm.
Mặc dù sức bán cổ phiếu cũng tăng rất mạnh nhưng tình trạng ồ ạt đặt lệnh mua cổ phiếu ở mức giá trần kéo dài cho tới cuối phiên đã giúp thị trường có một phiên giao dịch sôi động nhất trong gần 5 tháng qua.
Chung cuộc, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 10,19 điểm (3,97%) lên 273,39 điểm.
Thống kê cho thấy, trong tổng số 175 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 153 mã tăng giá (86 mã tăng trần), 14 mã giảm giá (không có mã giảm sàn) và 12 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch tăng vọt lên 27,4 triệu đơn vị - mức cao nhất kể từ 24/9/2008.
Giá trị giao dịch cũng lần đầu tiên sau gần 5 tháng qua vượt lên trên ngưỡng 500 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch, khá nhiều mã có dư bán trống trơn, trong khi dư mua ở mức giá trần còn rất nhiều.
Một số nhà đầu tư có kinh nghiệm cho rằng, với các tín hiệu khá tốt đến từ các nền kinh tế và thị trường chứng khoán thế giới, nhiều khả năng thị trường chứng khoán trong nước sẽ có một đợt sóng mới.
“Đang có một dòng tiền khá mạnh đổ vào chứng khoán. Tiền từ vàng, từ tiết kiệm của người dân, thậm chí có thể từ cả các doanh nghiệp đang đổ vào thị trường này”, anh Bùi Anh Phương - một nhà đầu tư có mặt trên sàn chứng khoán Tân Việt sáng nay nói.
Theo anh Phương, với khá nhiều tín hiệu tốt đến với thị trường, các nhà đầu tư đang tranh thủ đón một đợt sóng lên, bất chấp các nhà đầu tư nước ngoài - một yếu tố có tác động rất lớn tới thị trường - vẫn đang bán ròng rất nhiều trong thời gian vừa qua.
Nhìn chung, sức cầu cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong vài phiên gần đây và phiên hôm nay tiếp tục áp đảo so với sức cung.
Cụ thể, trong phiên liền trước (17/3), tổng lượng đặt mua cổ phiếu trên sàn HOSE đạt trên 38,5 triệu đơn vị, trong khi lượng đặt bán chỉ là 26,2 triệu đơn vị. Trên sàn Hà Nội, con số tương ứng là 21,1 và 16,6 triệu đơn vị.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang bán ròng. Thống kê cho thấy, trong phiên giao dịch 17/3, khối các nhà đầu tư ngoại bán ra gần 3,5 triệu cổ phiếu, trị giá 43,6 tỷ đồng trên sàn Hà Nội, trong khi chỉ mua vào 255.400 đơn vị, trị giá 6,4 tỷ đồng. Trên sàn TP.HCM họ bán ra 2,2 triệu đơn vị, trị giá 60 tỷ, so với 1,86 triệu đơn vị mua vào, trị giá 45 tỷ đồng.
Quan thị trường có thể thấy, số lượng lệnh đặt bán lô lớn gần đây khá nhiều. Các nhà đầu tư tổ chức vẫn đang tiếp tục tái cơ cấu danh mục đầu tư của mình. Họ vẫn đang bán lỗ nhiều cổ phiếu, trong khi lựa chọn mua lại một số mã khác.
Mặc dù các nhà đầu tư lớn vẫn đang bán mạnh nhưng xu hướng chung vẫn là các tín hiệu tốt đang áp đảo. Nhiều nhà đầu tư cá nhân cho biết họ sẽ chốt lãi trước ngưỡng 300 điểm. Trong khi đó, theo Công ty chứng khoán Kim Eng, nhiều khả năng sẽ có một đợt bán ra khá mạnh ở ngưỡng 275 điểm.
- Hà Linh
,