221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1177092
Công ty chứng khoán: kẻ mạnh bước - người thoái lui
1
Article
null
Công ty chứng khoán: kẻ mạnh bước - người thoái lui
,

 - Trong giai đoạn khó khăn này, sự phân hóa giữa các công ty chứng khoán (CTCK) càng thể hiện rõ với hai chiều trái ngược: những công ty có tiềm lực vẫn tiếp tục đầu tư dài hạn chờ đón sự hồi phục, song, cũng không ít chấp nhận thoái lui dần khỏi thị trường.

Hiện chỉ có khoảng 20 CTCK có tiềm lực tài chính nhờ cổ đông pháp nhân mạnh còn lại đang phải chật vật tìm lối ra thông qua việc bán cổ phần, tăng vốn nhờ đối tác. Và thời điểm khủng hoảng, mạnh - yếu của các CTCK đã thể hiện rõ với hai xu hướng trái chiều trên thị trường hiện nay.

Đầu tư chờ giai đoạn mới

Công ty chứng khoán Phố Wall vừa chính thức đưa vào hoạt động sàn OTC Phố Wall. Đây là một trong rất ít công ty có động thái mở rộng hoạt động trong thời gian gần đây khi thị trường đi xuống liên tục. Lãnh đạo chứng khoán Phố Wall tin rằng, sàn giao dịch này sẽ tạo thêm một sân chơi mới để thu hút nhà đầu tư có hàng, có tiền, vấn đề bây giờ là tạo ra cơ hội để đẩy mạnh thanh khoản cho thị trường.

Có vốn mạnh mới dám đầu tư dài hạn chờ ngày thị trường hồi phục. (Ảnh: VNN)

Theo cách nhìn của bà Phạm Diễm Hoa - Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Phố Wall, hiện có 1.000 công ty đại chúng và hàng trăm công ty cổ phần sẽ trở thành công ty đại chúng trong thời gian tới. Việc tạo ra một sàn giao dịch để nhà đầu tư gặp gỡ nhau dễ dàng, mua và bán các loại cổ phiếu chưa được giao dịch tập trung, qua đó, làm tăng nhanh tính thanh khoản của thị trường, khắc phục rủi ro trong thanh toán cho các nhà đầu tư sẽ là một cơ hội cho các CTCK.

Bà Hoa cho biết, sắp tới công ty sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh và tăng vốn lên tới 1.848 tỷ đồng.

"Lòng tin vào thị trường đang bị lung lay, nhưng không vì thế mà chúng ta rút lui mà trái lại phải có biện pháp để đi lên và đưa thị trường đi lên. Đẩy mạnh giao dịch và thanh khoản cho OTC là một cơ hội đối với chúng tôi", bà Hoa nói.

Một công ty khác cũng có vẻ như là đi ngược chiều khi quyết định tăng đầu tư lúc thị trường đi xuống là Chứng khoán An Bình (ABS). Cuối năm 2008, khi rất nhiều công ty lo lắng đáp ứng đủ vốn theo quy định thì An Bình đã quyết định tăng mạnh vốn từ 330 lên 397 tỷ đồng.

Một thống kê sơ bộ cho thấy, hiện có khoảng 95 CTCK đang hoạt động. Trong sự sụt giảm của TTCK, các CTCK là đối tượng chịu tác động nhiều nhất. Số CTCK có lợi nhuận rất ít, khoảng vài chục công ty.

Mức thua lỗ bình quân của các CTCK năm 2008 ước khoảng 14,2 tỷ đồng đã dẫn tới việc CTCK phải thực hiện cắt giảm nhân sự và cơ cấu lại tổ chức.

ABS cho rằng, trong bối cảnh thị trường tài chính đang đối mặt với nhiều thách thức, việc tăng vốn không chỉ thể hiện khả năng tài chính và quyết tâm của công ty mà còn tạo niềm tin cho nhà đầu tư, khách hàng trong tình hình khó khăn hiện nay.

Số vốn này được ABS định hướng vào việc tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động và đầu tư mạnh cho công nghệ. Và sau đó, ABS đã thành công trong việc ứng dụng giao dịch trực tuyến và trở thành một  trong những công ty đầu tiên áp dụng giao dịch từ xa với HASTC và sẵn sàng kết nối giao dịch trực tuyến với Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).

Trong năm 2008, đối mặt với khó khăn, Công ty chứng khoán Sài Gòn SSI cho biết, họ cũng đã phải cắt giảm nhân sự nhưng không nhiều, tất cả nhân sự có chất lượng vẫn được giữ lại. Tuy kinh doanh chầy trật, nhưng lãnh đạo công ty không cắt giảm quỹ lương, đầu tư thêm cho công tác đào tạo, chuẩn bị cho một giai đoạn mới của thị trường.

Năm 2008, SSI cũng rất thành công trong việc mở rộng thị phần, vươn lên thành một trong hai công ty chiếm thị phần lớn nhất. Vì thế, đây sẽ là mảng mà SSI sẽ tiếp tục phát triển với hy vọng sau 3–6 tháng nữa tình hình tốt lên sẽ củng cố tốt hơn cho vị trí của mình trên thị trường.

Thua lỗ, chấp nhận bán rẻ công ty

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều công ty không đáp ứng được lộ trình tăng vốn theo luật định và chấp nhận bị rút bớt chức năng cung cấp dịch vụ. Có những lần, UBCK nhà nước cùng lúc ký 2-3 giấy phép rút bớt nghiệp vụ của các CTCK.

Thực tế trên cho thấy, việc tăng vốn là rất khó khăn, nhất là với CTCK không có sự hậu thuẫn của ngân hàng. Hiện tại, giữa hai sự lựa chọn là tăng vốn và giảm nghiệp vụ, hầu hết các CTCK đều lựa chọn giải pháp rút nghiệp vụ kinh doanh.

Không ít công ty thua đau và tính chuyện thoái lui. Kinh doanh chứng khoán không dễ để kiếm lãi ngắn hạn. (Ảnh: VNN)

Mới đây nhất, hai CTCK là CP Chứng khoán SeABank (SeABS) và TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, vốn được xem là những công ty mạnh khi có ngân hàng mẹ đằng sau hỗ trợ, nhưng vẫn không tăng đủ vốn lên trên 300 tỷ để được hoạt động đầy đủ bốn nghiệp vụ và chấp nhận bị rút bớt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Thậm chí, có những công ty khó khăn hơn buộc phảio rút xuống còn duy nhất nghiệp vụ là môi giới chứng khoán, như các CTCK Thái Bình Dương, Tầm Nhìn (HRS)... bởi số vốn cần cho nghiệp vụ này là thấp nhất, chỉ 25 tỷ đồng.

UBCK cho biết, hiện vẫn có hàng chục hồ sơ của các công ty xin rút bớt nghiệp vụ kinh doanh do khó khăn và không thuyết phục được cổ đông bỏ thêm vốn.

Trong thế cùng, để tiếp tục duy trì kinh doanh, một số công ty đã chấp nhận bán bớt cổ phần hay kêu gọi các đối tác ngoại cùng tham gia với các điều kiện được cho là "dễ dàng hơn bao giờ hết".

Đại điện Tiger Invest chuyên về mua bán sáp nhập DN cho biết, đơn vị ông đã nhận được cả chục lời đề nghị từ các CTCK nhờ môi giới tìm kiếm đối tác nước ngoài, trong đó có những công ty cho biết, sẽ dành toàn bộ quyền điều hành, quản trị cho đối tác nước ngoài nếu đạt được thỏa thuận hợp lý.

Thậm chí, mới đây CTCK như Gia Anh (được thành lập từ tháng 12/2006) còn đăng tải trên báo chí cần bán đến 80% vốn điều lệ. Công ty này cho biết, họ thành lập nhưng chưa hoạt động gì mới chỉ đầu tư tài sản cố định khoảng 4 tỷ đồng. Một số đối tác đã đầu tư vào các CTCK nay cũng muốn rút lui, như Indochina Capital mới đây chuyển nhượng cho đối tác khác phần đầu tư vào CTCK Mekong.

  • Phước Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,