221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1178684
Trên 42% doanh nghiệp "kêu" khó khi vay vốn
1
Article
null
Trên 42% doanh nghiệp 'kêu' khó khi vay vốn
,

 - Hàng loạt chính sách hỗ trợ của Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh cho vay, cho vay giải quyết lao động... đang được thực hiện nhưng vẫn rất nhiều doanh nghiệp (DN) kêu khó tiếp cận. Khó khăn về vốn vẫn hiển hiện và là nỗi lo dài hạn của DN.

Vốn nhiều nhưng vay không dễ

Điều tra mới đây của Diễn đàn phát triển Việt Nam phối hợp với Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy, đến giai đoạn này, khi chính sách tiền tệ đã được nới lỏng và nhiều chính sách kích cầu đang được triển khai nhưng vẫn có tới 20,8% DN được điều tra cho biết họ vẫn gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng.

Lãi suất hạ DN vẫn khó vay vốn. (Ảnh: VNN)

Con số này có giảm mạnh so với thời kỳ thắt chặt tiền tệ nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng, với nền kinh tế đây là con số đang chú ý và đang có vấn đề trong việc đưa vốn đến khu vực sản xuất kinh doanh. Và điều này nếu không được tháo gỡ,  có thể khiến các chính sách kích cầu giảm hiệu quả.

Nhận định về triển vọng kinh doanh trong thời gian tới, khó khăn về vốn vẫn được các DN xem là một khó khăn lớn bên cạnh nguy cơ sụt giảm thị trường trong và ngoài nước. Có đến 42,9% DN lo lắng, tiếp cận vốn sẽ vẫn là một khó khăn trong thời gian tới.

Kết quả điều tra cho thấy,  nếu như trước đây là lãi suất qúa cao là thách thức lớn đối với DN thì nay những khó khăn về điều kiện thế chấp và xét duyệt cho vay được DN đặt lên hàng đầu. Các ngân hàng hiện quá chú trọng đến mức độ an toàn và tuân thủ cứng nhắc các thủ tục nên thủ tục  trở nên rất phức tạp đối với DN. Lãi suất giảm nhưng thủ tục vay siết chặt, vốn vẫn khó đến DN.

Sự xét duyệt vay vốn khắt khe cộng với quy định trong cho vay hỗ trợ lãi suất là DN không có nợ từ nhóm 2 trở lên mới được vay đã khiến cho rất nhiều DN muốn vay nhưng phải đứng ngoài cuộc vì DN không có nợ nhóm 2 thường là DN tốt, không khó khăn.

Qua khảo sát, các chuyên gia cảnh báo, rất có thể chỉ những DN khỏe mạnh mới tiếp cận được vốn, mà những DN này thực tế không khó khăn đến mức phải nhận hỗ trợ, còn những DN phải hỗ trợ lại không bao giờ đến được với đồng vốn ưu đãi.

Tiến sỹ Đặng Ngọc Đức - Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, DN Việt Nam sẽ khó có cơ hội tồn tại nếu không có sự mở rộng tín dụng của các ngân hàng như một giải pháp tiếp sức cho DN. Vì thế, ông Đức đề nghị cần sớm tinh, giảm các điều kiện cho vay sao cho vẫn an toàn nhưng tiện tích, xây dựng các sản phẩm tiện ích cao, tăng cường thâm nhập vào DN để giám sát và hỗ trợ, thậm chí có thể tính chuyện cơ cấu hay mua lại các khoản nợ của khách hàng.

  • Phước Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,