221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1186016
Ngân hàng nóng lòng cho vay gói hỗ trợ lãi suất mới
1
Article
null
Ngân hàng nóng lòng cho vay gói hỗ trợ lãi suất mới
,

 - Gói hỗ trợ lãi suất mới hướng vào các khoản vay trung và dài hạn của Chính phủ vừa công bố và được hướng dẫn chi tiết không chỉ khiến doanh nghiệp (DN) mà chính các ngân hàng cũng mong đợi để thực thi. Vốn đang dồn về DN nhiều hơn bao giờ hết nhưng sau vấn đề vốn thì tạo đầu ra cho DN càng trở nên cấp thiết.

Ngân hàng sẵn sàng

Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội cho rằng, việc Chính phủ thực hiện gói kích cầu bằng chính sách hỗ trợ 4% là nhận thức mới, góp phần tạo ra sự đồng bộ giữa chủ trương và giải pháp của Chính phủ trong việc kích cầu đầu tư, tiêu dùng, duy trì sự tăng trưởng.

Việc mở rộng cho vay trung và dài hạn là biện pháp tiếp theo nhằm duy trì vững chắc hiệu ứng của các giải pháp đã thực hiện nhằm vực dậy nền kinh tế. Rõ ràng, các dự án đầu tư trung, dài hạn được hỗ trợ sẽ giúp các DN yên tâm hơn. Từ đó, tạo ra sự chuyển biến của cơ cấu kinh tế.

Vốn giá rẻ tiếp tục được bơm cho DN. (Ảnh: VNN)

Theo ông Phong, thời gian hỗ trợ hai năm  là một cố gắng lớn của Chính phủ. "Khoảng thời gian này, có thể là dài hay ngắn đối với chiến lược kinh doanh của từng DN nhưng theo tôi, Chính phủ sẽ có điều chỉnh mềm, điều này sẽ giúp ích cho DN cũng như tổng thể nền kinh tế, vì đầu tư 1 lần dài hạn mà có hiệu quả còn tốt hơn là đầu tư ngắn hạn mà tính hiệu quả không cao"- ông Phong nói.

Ông Phạm Quốc Thanh- Phó Tổng giám đốc ABBANK khi nói về gói kích cầu thứ hai của Chính phủ cũng cho rằng, hiện nay nhu cầu vay vốn trung và dài hạn là khá nhiều. Ngay từ khi Chính phủ đưa ra gói kích cầu  đợt trước, các DN đã có nguyện vọng được hỗ trợ lãi suất vay trung-dài hạn, đây cũng là nguyện vọng xác đáng. 

Ông Thanh nói thêm: "Thực tế, ABBANK cũng đã nhận được nhiều đơn xin vay vốn với các dự án lớn trên 1.000 tỷ. Cho nên, có thể nói việc Chính phủ tiếp tục đưa ra gói kích cầu thứ hai đã đi đúng vào nhu cầu lớn nhất của DN và tôi tin các ngân hàng cũng tháo gỡ được nhiều điểm vướng khi cung vốn cho DN trong giai đoạn khó khăn này".

Đại diện Ngân hàng ACB cũng cho rằng khi Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn nhiều DN đề xuất với ngân hàng về nhu cầu vốn dài hạn và với gói hỗ trợ lãi suất thứ hai thực sự là một cơ hội hiếm có cho DN có chiến lược sản xuất kinh doanh tốt. Trong điều kiện lãi suất cơ bản chưa thể giảm ngay thì hỗ trợ lãi suất là biện pháp tốt nhất gián tiếp giảm áp lực lãi vay cho DN.

Ngay sau khi nhận được hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã nhanh chóng vào cuộc để cho vay hỗ trợ lãi suất mới. ABBANK cho biết đã họp với các đơn vị để triển khai.

Trong khi đó, ACB cũng nhận định, nhu cầu đăng ký vay vốn giá rẻ của DN cũng sẽ tăng lên sau khi có gói hỗ trợ lãi suất mới.  Vì thế, ngân hàng này đã chuẩn bị nhanh chóng để sẵn sàng cho vay theo nhu cầu của DN.

Đầu ra vẫn là quyết định

Mặc dù rất ủng hộ gói hỗ trợ của Chính phủ nhưng một lần nữa, các chuyên gia vẫn nhắc đến việc phải hết sức chú ý đầu ra cho DN như một yếu tố quyết định thành công của chống suy giảm kinh tế. Ông Lê Hải Mơ - Viện phó Viện Khoa học Tài chính cho rằng,  vấn đề quan trọng hiện nay không phải là hạ lãi suất mà phải tìm đầu ra cho DN. 

Đầu ra cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của DN sẽ quyết định hiệu quả hỗ trợ lãi suất. (Ảnh: VNN)

Bà Dương Thu Hương - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, nhiều DN nói với bà rằng, trong thời điểm này dù lãi suất bằng 0% họ cũng không vay. Vì không có đầu ra, những DN kinh doanh nghiêm túc không dại gì ôm thêm nợ, trong khi chưa biết diễn biến tình hình kinh tế thế nào. "Vấn đề bây giờ không chỉ là lãi suất mà còn là thị trường"- bà Hương khẳng định.

Đồng ý với quan điểm này, ông Nguyễn Đại Lai - Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, vấn đề bây giờ là tạo cơ hội bán hàng, khi đầu ra tốt thì lãi suất mới thực sự là vấn đề.

Thậm chí, ông Mơ còn lo ngại khi được biết, mặc dù cho vay hỗ trợ lãi suất đã lên đến hơn 200 ngàn tỷ nhưng tỷ lệ dư nợ của nền kinh tế không tăng nhiều, vậy hỗ trợ lãi suất nhưng liệu có vào sản xuất kinh doanh hay lại lòng vòng trong lưu thông, gây rủi ro về dài hạn cũng là vấn đề rất đáng được quan tâm.

  • Phước Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,