221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1186702
Vinapco sẽ bị "truất ngôi" độc quyền nhiên liệu bay
1
Article
null
Vinapco sẽ bị 'truất ngôi' độc quyền nhiên liệu bay
,

 - Công ty Xăng dầu Hàng không (Vinapco), thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), sắp tới sẽ mất vị trí độc quyền trong việc cung cấp nhiên liệu cho ngành hàng không nội địa bởi sự tham gia của Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay (PJF) thuộc Petrolimex. 

Kho chứa xăng hàng không của PJF đang được hoàn thiện. (Ảnh: hi-pec).

Bộ Công Thương vừa cấp phép cho PJF được tạm nhập, tái xuất cung cấp xăng dầu hàng không cho thị trường Campuchia.

Đây được xem là bước chuẩn bị để công ty này sớm tham gia cung ứng nhiên liệu hàng không trong nước, mà lâu nay, Vinapco là đầu mối duy nhất.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, dự kiến, giấy phép kinh doanh xăng dầu hàng không mà Bộ GTVT cấp cho PJF sẽ được ký trong tháng 4 này.

Phản ứng mới nhất từ Vietnam Airlines, theo nguồn tin của VietNamNet, Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh vừa ra chỉ thị về việc bỏ cơ chế ứng trước tiền xăng dầu mà các hãng hàng không mua của Vinapco phải nộp.

Với Hãng hàng không tư nhân Indochia Airlines, số tiền này lên tới hơn chục tỷ mỗi tháng, được thu vào hai kỳ. Động thái này giúp Indochina Airlines nhẹ bớt gánh nặng tiền xăng trong thời kỳ khó khăn hiện nay.

Tuy nhiên, phải mất một thời gian nữa thì PJF mới có thể đi vào hoạt động bởi công ty này phải đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất (kho bể, phương tiện... ) tại các sân bay. Hiện tại,  PJF đã đầu tư xây dựng kho chứa tại sân bay Tân Sơn Nhất. 

TIN LIÊN QUAN

Thời gian qua, PJF đã đàm phán với các khách hàng là các hãng xăng dầu nước ngoài về cung cấp nhiên liệu bay, tham gia cung cấp nhiên liệu bay cho thị trường Campuchia qua hình thức tạm nhập, tái xuất. 

Ngoài ra, PJF sẽ hoàn thiện các thủ tục cần thiết như nhượng quyền khai thác từ các tổng công ty hàng không để tham gia thị trường.

Như vậy, thông tin này thực sự tốt lành cho các hãng hàng không nội địa. Lâu nay, tình trạng độc quyền trong việc cung cấp nhiên liệu hàng không như ép giá, tăng giá không báo trước, đột ngột ngừng cấp cho hãng này nhưng vẫn cung ứng cho hãng khác... như đã từng xảy ra đối với Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific mà Chính phủ đã phải can thiệp trong năm 2008, sẽ được phá bỏ.

Hơn nữa, Bộ GTVT đang định hướng sẽ có tối thiểu hai công ty cung ứng xăng dầu hàng không tại mỗi cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam, tạo sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường đặc thù này.

  • Hà Yên 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,