221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1187274
Phòng vệ thương mại: “Chờ được vạ thì má đã sưng”
1
Article
null
Phòng vệ thương mại: “Chờ được vạ thì má đã sưng”
,

 - Vừa qua, hàng xuất khẩu của Việt Nam liên tục bị các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, phổ biến nhất là kiện chống bán phá giá. Trong khi đó, qui định về phòng vệ thương mại của Việt Nam lại quá phức tạp, bất lợi cho chính doanh nghiệp trong nước.

Liên tục bị khởi kiện

Hôm 10/4, Bộ Công  Thương đã tổ chức toạ đàm về vấn đề này. Ông Nguyễn Đức Thành, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, diện mặt hàng bị các nước kiện ngày càng rộng, từ những mặt hàng có kim ngạch nhỏ chỉ vài trăm USD như lò xo giường đệm xuất sang Mỹ, cho đến những mặt hàng có kim ngạch lớn như giày dép xuất khẩu sang EU, Canada.

Túi nilon của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị kiện từ Mỹ.
Trước đây, chỉ có các nước phát triển khởi kiện thì gần đây các nước đang phát triển cũng tăng cường áp dụng biện pháp này đối với Việt Nam như Ấn Độ, Peru, Ai Cập.

Chỉ trong hơn 2 tháng qua, Ấn Độ đã chính thức có 3 quyết định áp thuế cuối cùng chống phá giá đối với hàng hóa Việt Nam sang thị trường này. Ông Nguyễn Đức Thành chia sẻ, đây là điều rất đáng lo ngại. 

Việt Nam đang nhập siêu “tuyệt đối” từ nước này. Năm 2008, chúng ta nhập hơn 2 tỷ USD từ Ấn Độ nhưng chỉ xuất sang nước này hơn 200 triệu USD. Với cán cân thương mại thiên lệch về phía nước bạn cộng với việc liên tục bị áp thuế chống phá giá, hàng hoá xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này vô cùng khó khăn.

Ba tháng qua, Việt Nam đã phải đối mặt thêm với 2 vụ phòng vệ thương mại mới của các nước, gồm vụ kiện chống bán phá giá đối với giày không thấm nước từ Canada và vụ kiện đối với túi nilon đựng hàng hóa bán lẻ từ Mỹ. Khác những lần kiện trước, Hoa Kỳ đồng thời kiện cả 2 hình thức chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng trên.

Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Lê Danh Vĩnh đánh giá, vụ việc này có nguy cơ trở thành một tiền lệ xấu đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Các nước như Argentina, Brazil… cũng đang có ý định kiện phòng vệ thuơng mại đối với doanh nghiệp Việt Nam ở một số mặt hàng khác.

Doanh nghiệp nản chí vì thủ tục hành chính

Việt Nam cũng đã có những chiến thắng tuyết đối như vụ kiện chống bán phá giá bật lửa từ Trung Quốc, giày không thấm nước từ Canada hồi năm 2002. Ở các vụ kiện này, nước bạn không chứng minh được hàng xuất khẩu của Việt Nam gây tổn hại sản xuất trong nước và do đó, không áp thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, con số thành công này thật ít ỏi.

Lý giải về sự thất bại khi bị nước bạn điều tra chống bán phá giá, ông Nguyễn Đức Thành than thở: “Các doanh nghiệp Việt Nam thường buông xuôi, bị động, không tích cực bảo vệ quyền lợi của mình. Có doanh nghiệp còn né tránh khi chúng tôi tìm hiểu điều tra. Thậm chí, chuyên viên điều tra của Cục gọi điện đến thì giám đốc tắt máy”.

TIN LIÊN QUAN
Chúng ta đã có bài học đau đớn khi để mất thị trường vì chưa ý thức đầy đủ về các vụ kiện. Nhẹ là suy giảm xuất khẩu ở thị trường bị kiện, nặng thì bị mất trắng thị trường như đèn Compact xuất khẩu sang Ai Cập”, ông Thành nói.

Tuy nhiên, ông Lại Quang Trung, Trưởng phòng xuất nhập khẩu, Tổng công ty Thép Việt Nam không đồng tình với cách đánh giá về ý thức của doanh nghiệp như vậy.

Nếu ta bị kiện thì thường ta thua và nếu ta đi kiện thì chắc gì đã thắng”, ông Trung nói, đó là tâm lý có thật ở chính các doanh nghiệp ngành thép cũng nhiều nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác.

Một nguyên nhân khách quan là do điều kiện để áp dụng công cụ phòng vệ thương mại của Việt Nam quá phức tạp, gây nản chí doanh nghiệp. Trước khi khởi xướng vụ việc, doanh nghiệp phải chứng minh sai phạm, làm rõ các số liệu về phá giá thị trường, dấu hiệu có trợ cấp xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến và mức độ làm tổn hại đến ngành sản xuất của mình.

Ông Trung nói, qui trình này nằm ngoài sức của doanh nghiệp Việt Nam. Riêng việc thu thập số liệu ở trong nước đã khó khăn, nói gì đến chuyện sang điều tra thông tin ở nước ngoài. Chờ đến lúc đó, các nhà máy của ta đã bị đóng cửa rồi, nước bạn đã xuất hàng vào thị trường và trở thành việc đã rồi.

Các nước khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm sẽ tăng thuế ngay và sau đó, yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh là không vi phạm thì mới tháo gỡ thuế.

Chưa kể, khi đề cập vấn đề này, không ít cơ quan quản lý Nhà nước còn cho rằng, khả năng chúng ta chưa kiện được, thì đã bị nước bạn trả đũa bằng một công cụ phòng vệ thương mại ở mặt hàng khác.

Tuy nhiên, ông Lê Sĩ Giảng, Phó Ban Quản lý thương mại, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, các DN Việt Nam nên học cách làm của DN nước ngoài. Một bộ hồ sơ gửi sang Việt Nam để khởi kiện một mặt hàng dày tới 1.200 trang cho thấy DN nước ngoài rất công phu và ý thức rõ vụ việc.

Phòng vệ thương mại là cái van an toàn nhất để đảm bảo thị trường của các doanh nghiệp. Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo, các doanh nghiệp nên theo dõi cập nhật thông tin thị trường xuất khẩu của mình và động thái phản ứng của các nhà sản xuất của nước bạn, để dự báo trước khả năng bị kiện chống phá giá. Đó là sự chủ động cần thiết để DN kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

  • Phạm Huyền

Tính từ năm 1994 đến nay, Việt Nam đã bị các nước kiện 37 vụ về phòng vệ thương mại. Trong đó, 31 vụ kiện chống bán phá giá, 1 vụ về chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu và 5 vụ tự vệ thương mại.

Đứng đầu về số vụ khởi kiện là các nước EU kiện 10 vụ, tiếp đó là Mỹ với 5 vụ. Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, mỗi nước kiện 4 vụ.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,