221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1188020
Vì sao doanh nghiệp khó vay USD từ ngân hàng?
1
Article
null
Vì sao doanh nghiệp khó vay USD từ ngân hàng?
,

- Doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa đang trong tình trạng thiếu ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, trong khi đó ngân hàng (NH) lại thừa ngoại tệ để cho vay.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Tổng hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, hiện các ngân hàng đang thừa ngoại tệ để cho vay nhưng lại thiếu ngoại tệ để bán.

Gửi chứ không bán!

Ngoài việc khát vốn, tỷ giá VND/USD đang ở mức cao cũng làm không ít DN đau đầu. Tuy giá USD đang có xu hướng leo thang, song thực trạng khan hiếm ngoại tệ tại ngân hàng khiến không ít DN phải mua USD ngoài chợ đen với giá khá cao (trên 18.000 VND/USD).

Chính vì điều này khiến DN thích gửi ngoại tệ hơn bán, dẫn đến vốn huy động bằng ngoại tệ tại các ngân hàng tăng lên khá cao. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, vốn huy động trên địa bàn TP.HCM tăng 4,4%, trong đó tiền gởi bằng ngoại tệ có xu hướng tăng, trong khi tiền gởi bằng VND lại giảm mạnh.

Nếu tính toán không kỹ, DN có thể thua lỗ nặng những khoản vay từ USD.  Ảnh: Ca Hảo

Theo anh Nguyễn Văn Thành, Giám đốc một DN chuyên nhập khẩu, tái chế bao bì nhựa tại TP.HCM, mặc dù đã sử dụng những công cụ bảo hiểm tỷ giá khi vay USD, tuy nhiên DN vẫn thiệt hại hàng chục ngàn USD mỗi khi tỷ giá biến động. “Tỷ giá VND/USD đang có xu hướng tăng cao. Bán USD trong thời điểm này có lợi, nhưng liệu có mua được khi cần nhập nguyện vật liệu?” – anh Thành nói.

Ông Dũng cho rằng, hiện số ngoại tệ của các DN trên địa bàn TP.HCM ước tính khoảng 9 tỷ USD. Tuy nhiên, hầu hết DN đều có suy nghĩ, bán ngoại tệ cho ngân hàng thì dễ nhưng mua lại thì rất khó. Do đó, rất ít DN bán ngoại tệ cho ngân hàng. “Nếu DN không bán số ngoại tệ này mà chỉ gửi thì ngân hàng lấy đâu ra ngoại tệ để bán lại cho DN” – ông Dũng nói.

Vay USD hay VND?

Hiện, lãi suất cho vay VND tối đa là 10,5%/năm, trong khi đó lãi suất của USD chỉ có 6,5%/năm, song DN vẫn không muốn vay USD?

Anh Trần Thành Công, Giám đốc Công ty TNHH Triều Đại – DN chuyên nhập khẩu, lắp ráp các sản phẩm điện tử dân dụng, cho rằng, với lãi suất 6,5%/năm và tỷ giá gần 18.000 VND/USD như hiện nay, có vẻ như vay USD, DN sẽ rất có lợi.

Tuy nhiên, đến thời điểm trả nợ, chẳng may tỷ giá tăng mạnh như những tháng đầu năm 2009, lên mức 18.500 hay 19.000 VND/USD, DN sẽ bị lỗ 500 – 1.000 VND/USD từ chênh lệch tỷ giá. Ngoài ra, nếu cộng lãi suất, chi phí cho đồng nợ của DN lên đến 11,5%. “Lãi suất vay VND hiện ở mức tối đa 10,5%/năm, rõ ràng vay USD không có lợi” – anh Công cho biết.

Hiện có đến 70% DN chưa biết đến công cụ phòng tránh rủi ro tỷ giá.  Ảnh: Ca Hảo

Nếu tỷ giá đi xuống khi trả nợ, DN sẽ lợi được một khoản. Tuy nhiên, với xu hướng biến động tỷ giá thời gian qua, chủ yếu là tăng thì trường hợp trên khó xảy ra. Tỷ giá VND/USD từ cuối năm 2008 đến nay liên tục tăng nóng từ 16.000 lên đến ngưỡng 19.000 VND/USD, với mức chênh lệch khoảng 3.000 đồng cho một USD đã làm nhiều DN điêu đứng, thậm chí thua lỗ chỉ qua một đợt biến động tỷ giá. Chính vì thế, để hạn chế rủi ro này, nhiều DN đã chọn VND như một nơi “trú ẩn” an toàn.

Tuy nhiên, theo bà Phạm Thanh Tuyền, Công ty Bao bì giấy nhôm New Toyo thì lựa chọn vay VND cũng chưa hẳn là phương án khả thi đối với tất cả các DN. Bởi lẽ, nhiều đơn hàng nhập khẩu bắt buộc phải thanh toán bằng USD, trong khi đó mỗi lần sốt USD, DN không dễ gì mua được vài trăm nghìn USD trong thời gian ngắn.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, nhu cầu vay vốn đầu tư nói chung và vay USD nói riêng của nhiều DN đã giảm mạnh trong quý I/2009. Trong đó, xu hướng chuyển đổi các khoản vay bằng ngoại tệ (chủ yếu bằng USD) sang VND để hạn chế rủi ro khi tỷ giá USD/VND tăng nhanh và mạnh trong thời gian qua.

Ông Thắng cho rằng, tình kinh tế khó khăn chung khiến nhiều DN sản xuất cầm chừng để giữ khách hàng, giữ công nhân chứ không có lợi nhuận. Do vậy, thời điểm này DN phải thận trọng, tính toán rủi ro ở mức thấp nhất hãy quyết định vay vốn.

  • Ca Hảo

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,