221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1190528
Thị trường chứng khoán: Sẽ bắt đầu lao dốc?
1
Article
null
Thị trường chứng khoán: Sẽ bắt đầu lao dốc?
,

 - Với lượng vốn hóa thị trường lớn hơn rất nhiều, đồng nghĩa với việc để VN-Index giữ nhịp tăng mạnh, cần phải có lượng tiền lớn để hấp thụ. Tiền đổ vào đã nhiều, áp lực bán chốt lãi cũng lớn có thể khiến thị trường lao dốc trong tuần này.  

Tuần qua khép lại với nhiều cảm xúc vui buồn của nhà đầu tư. Kết thúc tuần giao dịch chỉ số VN-Index đạt 334,14 điểm, tăng 9,09 điểm (2,80%) so với phiên cuối tuần trước.

Thị trường chứng khoán đã có một tuần giao dịch hết sức sôi động. Ảnh: VNN.

Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 249.246.900 đơn vị, tương đương 49,8 triệu đơn vị/phiên Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 6.175,20 tỷ đồng, vào khoảng  1287,6 tỷ đồng một phiên. Sàn HOSE có ba phiên tăng điểm và hai phiên giảm điểm, trong đó có phiên giảm điểm mạnh cuối tuần. Đúng như dự báo, trong tuần cũng chứng kiến hai phiên phá kỷ lục khối lượng giao dịch, đó là các phiên thứ Tư (với gần 61 triệu CP) và phiên thứ Sáu (với 67 triệu CP, cao nhất trong lịch sử).

Chỉ số HaSTC-Index kết thúc tuần bằng một phiên giảm mạnh, dừng lại ở mức 122,56 điểm. Nếu so với phiên cuối tuần trước, chỉ số HaSTC-Index vẫn tăng 3,98 điểm (3,36%). Tổng khối lượng giao dịch cả tuần đạt 121.193.700 đơn vị, tương đương 22,2 triệu CP/phiên. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 3.353,35 tỷ đồng, hay 670,66 tỷ đồng/phiên.

Như vậy có thể nói tuần qua là tuần cực kỳ sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể ví với những thời kỳ đỉnh cao của thị trường, khi mà giá trị giao dịch của sàn HOSE phiên nào cũng trên 1000 tỷ.

Điều này cho thấy hiện tại luồng tiền rất lớn được trao đổi trên thị trường. Các nhà đầu tư hiện đang rất hào hứng mua bán giao dịch. Các công ty chứng khoán có thị phần lớn cũng sẽ thu được doanh thu không nhỏ từ phí giao dịch.

Nguyên nhân tăng cường giao dịch trong tuần qua đó là do trạng thái phấn khích cao của nhà đầu tư, bắt nguồn từ việc VN - Index vượt mức cản 320 tuần trước đó. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng góp sức vào việc quảng bá khả năng sinh lợi lớn từ thị trường chứng khoán, càng làm cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư mới đổ tiền vào thị trường hy vọng kiếm lợi nhuận dễ dàng vài chục phần trăm trong thời gian ngắn.

Nhiều nhà đầu tư giãi bày rằng trong các phiên giữa tuần vừa rồi, nhiều người đã cố gắng “tự bảo mình” rằng sẽ không mua vào vì nghĩ rằng thị trường đã cao và đã chốt lời trước đó, nhưng trước tâm lý đám đông đang sôi sục mua vào, họ cũng không kiềm chế nổi tâm lý theo đám đông mà đưa tay “đặt lệnh mua”.

Tuần qua, thị trường Việt Nam cũng được cổ vũ bởi sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mỹ. thị trường Mỹ đã có những phiên “vượt cạn” của , khi mà có những lúc tin xấu về tình hình kinh doanh của các công ty, về thị trường nhà đất ảm đạm, tưởng như nhấn chìm thị trường, thì do tâm lý lạc quan, thị trường Mỹ đều vượt qua và tăng điểm trở lại.

Chính mối liên hệ tâm lý này đã làm cho thị trường Việt Nam nhiều phiên tăng mạnh.

Suy giảm từ đỉnh

Chính phiên điều chỉnh với khối lượng giao dịch kỷ lục thứ Sáu cuối tuần đã phần nào tạo ra tâm lý lo ngại bao trùm lên thị trường.

Vẫn còn những ý kiến lạc quan cố gắng cổ vũ cho sự đi lên của thị trường từ một số công ty chứng khoán. Rõ ràng, việc đưa ra nhận định lạc quan dễ được chấp nhận hơn nhiều việc đưa ra nhận định bi quan, nhất là trong khi thị trường đang trong giai đoạn nhạy cảm như hiện nay. Cơ hội cho tăng trưởng vẫn còn nhưng nguy cơ thị trường điều chỉnh sâu trong tuần tới không phải là không có.

Ngày giao dịch thứ Sáu với việc “khởi nghĩa” không thành công của bên mua vào cuối phiên khớp lệnh liên tục đã chứng minh một điều rằng: luồng tiền có thể lớn nhưng chưa đủ lớn để thị trường vượt lên được chính mình, lên trên mốc 350 điểm.

Nhớ cách đây hai năm (tháng 3 và tháng 4 năm 2007), khi thị trường đang đi xuống từ mức đỉnh 1100 điểm, phá ngưỡng mức 1000 điểm, giá trị giao dịch thị trường lúc đó xấp xỉ 1.000 tỷ/ phiên. Và khi đó thị trường đã đi xuống vì không thể có đủ luồng tiền để đẩy thị trường lên. Kinh tế lúc đó đang trong thời kỳ tăng nóng chứ không khó khăn như bây giờ.

Áp lực bán cổ phiếu chốt lãi cũng tăng mạnh. Ảnh: VNN.

Sau hai năm, thị trường cũng giao dịch ở mức trên 1.000 tỷ VND một phiên, nhưng VN - Index đang loanh quanh ở mức 330- 350 điểm, bằng một phần ba trước kia. Hiện tại, tổng lượng vốn hóa thị trường (capitalization) lớn hơn rất nhiều, đồng nghĩa với việc để VN-Index giữ nhịp tăng mạnh, cần phải có lượng tiền lớn để hấp thụ các phiên khi cả thị trường đổ ra bán.

Với lượng tiền giao dịch một phiên có thể lên tới 3.000 tỷ (của cả hai sàn HOSE và HASTC) đã đủ lớn để kéo thị trường lên? Với mức 320 điểm thì có thể, nhưng với mức 360 điểm, đó còn là một ẩn số.

Trở lại phiên xả hàng thứ Sáu, với khối lượng giao dịch kỷ lục, nhiều người nói rằng đây là phiên phân phối chốt lời. Và với những người đã bán, họ sẽ chờ thị trường xuống mới mua vào đón sóng mới, hoặc có khi họ sẽ tạm rút khỏi thị trường nếu đó chỉ là vốn đi vay. Đối với họ, mua lúc này nhiều rủi ro.

Còn những người còn chờ cổ phiếu về tài khoản trong tuần tới, họ có thể đang đứng ngồi không yên. Sẽ có nhiều người mong thị trường Mỹ tiếp tục có phiên tăng mạnh tuần sau để thị trường Việt nam tăng theo.

Tuần sau tâm lý sẽ là yếu tố chi phối chính diễn biến của thị trường. Nếu những người mua cổ phiếu những phiên cuối tuần trước (với số lượng cổ phiếu rất lớn) giữ vững được tâm lý không bán cắt lỗ, thị trường còn có cơ hội trụ.

Nếu không với khối lượng cổ phiếu khổng lồ về tài khoản, áp lực bán cắt lỗ sẽ đẩy cỗ xe chứng khoán lao dốc, mà dường như đó đã là dốc bên kia của thị trường. 

  • Trần Long

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,