Sáng 21/4: Đa số cổ phiếu tiếp tục lao dốc
Cập nhật lúc 11:29, Thứ Ba, 21/04/2009 (GMT+7)
- Đa số các cổ phiếu tiếp tục tụt dốc phiên thứ ba liên tiếp bất chấp sức cầu hồi phục trở lại sau một phiên giảm đáng lo ngại.
Sáng nay (21/4), trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có tới 134 giảm giá (92 giảm sàn).
Chỉ số VN-Index giảm 6,12 điểm (-1,92%) xuống 312,77 điểm.
Khối lượng và giá trị giao dịch tăng khá mạnh từ mức 18 triệu đơn vị và 410 tỷ đồng hôm qua lên gần 27 triệu đơn vị và 712 tỷ đồng.
Không còn cảnh ồ ạt bán tháo hầu hết các mã cổ phiếu như hôm qua nhưng áp lực bán cổ phiếu vẫn còn rất lớn, đặc biệt ở các mã có mức tăng mạnh trong thời gian vừa qua như SSI của Chứng khoán Sài Gòn, STB của Sacombank, SAM của Sacom…
Tính tới cuối phiên giao dịch, dư bán SSI của Chứng khoán Sài Gòn - cổ phiếu có tính chất dẫn dắt tâm lý của các nhà đầu tư trong nhiều phiên trước đó - ở mức giá sàn vẫn còn tới hơn 3,3 triệu đơn vị, trong khi dư mua trống trơn.
Cổ phiếu STB của Sacombank ở tình trạng tương tự với dư bán giá sàn còn tới hơn 4,6 triệu đơn vị.
Cổ phiếu ITA của Itaco cũng có dư bán ở mức giá sàn hơn 1,1 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng đổ xô bán tháo đã giảm nhiều so với phiên liền trước. Trong khi đó, sức cầu cổ phiếu cũng đã được cải thiện đáng kể do nhiều nhà đầu tư đánh cược chỉ số VN-Index sẽ có ít khả năng xuống dưới ngưỡng 300 điểm.
Khá nhiều mã cổ phiếu được mua vào mạnh và tăng trần khi kết thúc phiên giao dịch như: HPG của Tập đoàn Hoà Phát, PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, VNM của Vinamilk, MHC của Hàng hải Hà Nội, DCC của Xây dựng công nghiệp Descon, ICF của Đầu tư Thương mại Thủy sản, TCR của Gốm sứ Taicera…
Trong nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn nhất sàn, ngoài VNM và HPG tăng trần, còn có PVF của Tài chính Dầu khí cũng tăng nhẹ 200 đồng lên 19.200 đồng/cp và PPC của Nhiệt điện Phả Lại đứng ở mức tham chiếu.
Cả 4 mã chứng chỉ quỹ đều giảm sàn với dư mua trống trơn và dư bán còn rất nhiều.
Về khối lượng giao dịch, SAM của Sacom chiếm vị trí dẫn đầu với gần 3,66 triệu đơn vị được chuyển nhượng thông qua khớp lệnh. STB của Ngân hàng Sacombank theo sau với 2,4 triệu. FPT của Tập đoàn Hoà Phát đứng ở vị trí thứ 3 với 1,8 triệu. HPG của Tập đoàn Hoà Phát và DPM của Đạm Phú Mỹ đứng ở các vị trí tiếp theo với 1,64 và 1,61 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm phiên thứ 3 liên tiếp.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 5,61 điểm (4,82%) xuống 110,73 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 21/4 tăng gần 50% lên 14,9 triệu đơn vị, trị giá 375,2 tỷ đồng.
Sáng nay (21/4), trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có tới 134 giảm giá (92 giảm sàn).
Chỉ số VN-Index giảm 6,12 điểm (-1,92%) xuống 312,77 điểm.
Khối lượng và giá trị giao dịch tăng khá mạnh từ mức 18 triệu đơn vị và 410 tỷ đồng hôm qua lên gần 27 triệu đơn vị và 712 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán vẫn đang hấp dẫn các nhà đầu tư. (Ảnh: Việt Thanh) |
Không còn cảnh ồ ạt bán tháo hầu hết các mã cổ phiếu như hôm qua nhưng áp lực bán cổ phiếu vẫn còn rất lớn, đặc biệt ở các mã có mức tăng mạnh trong thời gian vừa qua như SSI của Chứng khoán Sài Gòn, STB của Sacombank, SAM của Sacom…
Tính tới cuối phiên giao dịch, dư bán SSI của Chứng khoán Sài Gòn - cổ phiếu có tính chất dẫn dắt tâm lý của các nhà đầu tư trong nhiều phiên trước đó - ở mức giá sàn vẫn còn tới hơn 3,3 triệu đơn vị, trong khi dư mua trống trơn.
Cổ phiếu STB của Sacombank ở tình trạng tương tự với dư bán giá sàn còn tới hơn 4,6 triệu đơn vị.
Cổ phiếu ITA của Itaco cũng có dư bán ở mức giá sàn hơn 1,1 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng đổ xô bán tháo đã giảm nhiều so với phiên liền trước. Trong khi đó, sức cầu cổ phiếu cũng đã được cải thiện đáng kể do nhiều nhà đầu tư đánh cược chỉ số VN-Index sẽ có ít khả năng xuống dưới ngưỡng 300 điểm.
Khá nhiều mã cổ phiếu được mua vào mạnh và tăng trần khi kết thúc phiên giao dịch như: HPG của Tập đoàn Hoà Phát, PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, VNM của Vinamilk, MHC của Hàng hải Hà Nội, DCC của Xây dựng công nghiệp Descon, ICF của Đầu tư Thương mại Thủy sản, TCR của Gốm sứ Taicera…
Trong nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn nhất sàn, ngoài VNM và HPG tăng trần, còn có PVF của Tài chính Dầu khí cũng tăng nhẹ 200 đồng lên 19.200 đồng/cp và PPC của Nhiệt điện Phả Lại đứng ở mức tham chiếu.
Cả 4 mã chứng chỉ quỹ đều giảm sàn với dư mua trống trơn và dư bán còn rất nhiều.
Về khối lượng giao dịch, SAM của Sacom chiếm vị trí dẫn đầu với gần 3,66 triệu đơn vị được chuyển nhượng thông qua khớp lệnh. STB của Ngân hàng Sacombank theo sau với 2,4 triệu. FPT của Tập đoàn Hoà Phát đứng ở vị trí thứ 3 với 1,8 triệu. HPG của Tập đoàn Hoà Phát và DPM của Đạm Phú Mỹ đứng ở các vị trí tiếp theo với 1,64 và 1,61 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm phiên thứ 3 liên tiếp.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 5,61 điểm (4,82%) xuống 110,73 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 21/4 tăng gần 50% lên 14,9 triệu đơn vị, trị giá 375,2 tỷ đồng.
- Hà Linh
,