221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1192916
Bài 1: Giá xăng tăng dồn dập, quỹ bình ổn đang "treo"
1
Article
null
Bài 1: Giá xăng tăng dồn dập, quỹ bình ổn đang 'treo'
,

 - Giá xăng đã tăng ba lần kể từ tháng 4/2009. Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng đã có cơ chế hoạt động nhưng điều kỳ lạ là quỹ này chưa có lấy 1 đồng lận lưng ngay cả khi giá dầu thế giới xuống rất thấp. Và đương nhiên, quỹ chưa thể vận hành.

Cái lý của sự bình ổn

Sau 2 năm chuẩn bị, cuối cùng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng đã ra đời bằng việc Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn về hoạt động của nó. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến về việc làm thế nào để quỹ vận hành có hiệu quả.

Cần có quỹ nhưng phải có cơ chế vận hành hợp lý. (Ảnh: VNN)

Về việc hình thành quỹ bình ổn giá, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Ngô Trí Long - Học viện Tài chính cho rằng, không những xăng dầu, tất cả những ngành hàng khác mà Việt Nam phải nhập khẩu nhiều và giá thế giới biến động mạnh thì đều cần có biện pháp bình ổn. Việc lập một quỹ bình ổn là cách cần nghĩ tới.

Một quỹ bình ổn đối với xăng dầu là cần thiết, nếu xét trên nguyên tắc đảm bảo giá ổn định vì nếu giá thế giới tăng cao thì đưa quỹ ra để ổn định, còn khi giá thế giới thấp thì thu vào quỹ để dự phòng.

Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội cũng cho rằng, kinh nghiệm thành lập quỹ bình ổn giá không phải là lạ trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã từng có tiền lệ. Trước đây, trong thời kỳ chống lạm phát, Chính phủ cũng đã hình thành một quỹ bình ổn chung cho mọi mặt hàng với nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, nhưng về sau quỹ này đã giải thể vì nhiều lý do.

Đối với xăng dầu, do tầm quan trọng của mặt hàng này và sức ép cao vì giá cả liên tục biến động, nên việc thành lập quỹ là cần thiết.

Việc cần thiết có thể được tính dưới các góc độ, thứ nhất là trong xu hướng giá dầu khó kiểm soát, biến động nhanh, ứng phó trong nước nhiều khi không kịp, trong cơ chế hệ thống điều tiết giá còn nặng nề thì rõ ràng là đặt ra một mức dao động giá, hoặc là quỹ để DN kinh doanh xăng dầu tăng khả năng can thiệp giữ quyền lợi trong kinh doanh là cần thiết, ông Phong nói.

Trao đổi vấn đề này với các DN đều nhận được câu trả lời là một quỹ bình ổn là cần thiết và chính các DN là người đầu tiên đề xuất hình thành quỹ. Trong đó, Petrolimex đã mất không ít công sức để xây dựng các đề án trình các cơ quan chức năng xem xét.

Các DN cho rằng,  để ổn định tương đối giá bán, thì việc hình thành quỹ dự phòng và bình ổn giá tại DN là rất có ý nghĩa, giúp DN có thêm nguồn lực và chủ động hơn khi đối phó với biến động giá.

Nguồn thu được trích nằm trong kết cấu giá bán. DN sẽ được sử dụng nguồn quỹ này để bình ổn giá cả theo mặt bằng giá đã xác lập và được điều chỉnh phù hợp với biến động thị trường. Còn người tiêu dùng, nhất là các DN kinh doanh cũng có được một đầu vào ổn định.

Việc trích lập quỹ được chờ đợi hơn khi thị trường xăng dầu Việt Nam gần như đang phải nhập khẩu hoàn toàn.

Số tiền trích lập quỹ chắc chắn là rất lớn. Tiền này thu của người dân và để tại DN. Như vậy sẽ có khả năng bị lạm dụng. Chẳng hạn như khi cần dùng lại không dùng. Hoặc nếu kiểm soát không tốt có thể tạo ra cơ chế để các DN kinh doanh xăng dầu dựa vào đó để tăng giá không đúng thực tế.

TS Nguyễn Minh Phong (Viện nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội)

Trải qua năm 2008, giá xăng dầu biến động liên tục lên đến mức cao nhất gần 150 USD/thùng, khiến cho DN hết khả năng cầm cự, Nhà nước không còn sức để bù lỗ... chấp nhận "buông" giá xăng dầu khi đã phải quyết định tăng giá xăng đột ngột lên thêm 4.500 đồng và đạt mức giá đỉnh điểm 19 ngàn đồng/lít vào tháng 7/2008. 

Và ngay sau đó, dù giá cả thế giới còn nhiều biến động, Chính phủ vẫn quyết định đẩy thực hiện thị trường hóa toàn bộ thị trường xăng dầu.

Khi nguồn bù lỗ từ ngân sách chấm dứt thì việc hình thành một quỹ được nhiều người hy vọng sẽ đem lại sự bình ổn giá cả cho mặt hàng chiến lược này. Cơ chế giá thị trường, trích lập quỹ dự phòng có cơ hội áp dụng thuận lợi hơn vì giá xăng dầu thế giới rơi vào giai đoạn sụt giảm nhanh chóng từ gần 150USD xuống có khi dưới 40 USD/thùng

Vẫn chưa trích được đồng nào

Mặc dù rất kỳ vọng vào một quỹ bình ổn nhưng các DN cho biết, cho đến thời điểm này, hầu hết vẫn chưa trích được một đồng nào vào quỹ bình ổn này, vì tất cả các mặt hàng kinh doanh xăng dầu của DN tại thời điểm này đều đang bị lỗ.

Trích lập một lượng quỹ lớn để tại DN, nhưng cơ chế điều hành và quản lý thế nào chưa rõ. Nếu xảy ra bắt tay giữa các DN hay giữa các cơ quan quản lý với DN để dùng tiền sai mục đích thì sẽ xử lý thế nào?

GS Ngô Trí Long

Thậm chí, có những mặt hàng thị trường hóa đầu tiên như xăng thì dù đã được tăng giá ba lần trong tháng 4/2009 nhưng vẫn ở trong trong trạng thái lỗ và việc trích lập quỹ là không thể.

Thậm chí, có DN sau khi tiếp cận với bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về quỹ đã tỏ ra khá thất vọng và cho biết, với cách này thì không chỉ khi thua lỗ và cả khi có lãi việc trích lập quỹ cũng khó phát huy tác dụng. Vì cách trích lập và điều hành giá cả thông qua hướng dẫn mới đây là khá áp đặt và không phù hợp với cơ chế giá thị trường đã giao cho DN.

Bởi quy định là thực thi cơ chế giá thị trường nhưng DN vẫn chưa hoàn toàn được định giá để đảm bảo kinh doanh có lãi, vẫn còn chịu sự điều chỉnh của cơ quan nhà nước và chi phối bởi nhiều lý do khác... Và không có lãi thì việc lập quỹ là không thể.

Vẫn chưa một đồng nào được đưa vào quỹ bình ổn. (Ảnh: VNN)

Và những nỗi lo khác

Ông Nguyễn Minh Phong cho rằng, trong bản hướng dẫn hoạt động của quỹ vẫn có sự cứng nhắc khi quy định chỉ tăng giá 500 đồng. Với một mức cố định đó, với lúc này là cao, nhưng lúc khác lại là thấp. Vì thế, theo ông, thay vì 500 đồng, nên điều chỉnh theo mức giá hiện hành, ví dụ 5-10% mức giá. DN sẽ điều chỉnh theo 1 hạn mức nào đó.

Đặc biệt, trong bối cảnh chưa cơ chế thị trường hoàn toàn cho xăng dầu, Chính phủ  lại chưa có cơ chế kiểm toán, chưa có việc tách bạch giữa thuế phải nộp với việc Nhà nước tạo định mức cho DN để tạo ra định giá minh bạch.

Còn trong cơ chế thị trường, mức chi phí, tính mức lãi hoàn toàn có thể tính được và DN chủ động tính toán. Hiện nay, DN vẫn phải chịu mức nộp thuế bao nhiêu, trích lập các khoản thế nào, lợi nhuận ra sao do Chính phủ quy định, nhiều khi nó không còn là giá thị trường. Đây là khó khăn cho đơn vị kinh doanh xăng dầu

Ông Ngô Trí Long cũng chỉ ra một số điểm bất hợp lý trong thành lập quỹ như: Mục đích lập quỹ là để đối phó với tăng giá, nhưng lại bắt DN xây dựng giá thành định hướng cho cả một quý tiếp theo. Điều này rất khó, vì nếu nắm được giá, DN đã kinh doanh có lãi lớn và có thể không cần đến quỹ.

Hơn nữa, theo ông Long, cách tính toán lập quỹ theo hướng dẫn mới đây là rất rối rắm, phức tạp và có nhiều yếu tố mang tính chất không phù hợp cơ chế định giá thị trường mà đã nói là giao cho DN, cho nên e rằng khó thực thi.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về cơ chế quản lý quỹ thế nào để tránh bị lạm dụng.

Ông Nguyễn Minh Phong cho rằng, số tiền trích lập quỹ chắc chắn là rất lớn và tạo ra một quỹ lớn từ tiền của người dân để tại DN, vậy có khả năng bị lạm dụng, ví dụ như khi cần dùng lại không dùng. Hoặc nếu kiểm soát không tốt có thể tạo ra cơ chế để các DN kinh doanh xăng dầu dựa vào đó để tăng giá không đúng thực tế.

Ông Long cũng cho rằng, trích lập một lượng quỹ lớn để tại DN, nhưng cơ chế điều hành và quản lý thế nào chưa rõ. Nếu xảy ra bắt tay giữa các DN hay giữa các cơ quan quản lý với DN để dùng tiền sai mục đích thì sẽ xử lý thế nào.

Đây là cả một câu chuyện lớn không thể không nghĩ đến. Quỹ bình ổn giá trước đây của Chính phủ cũng đã có những bài học về sử dụng quỹ mà cơ quan chức năng phải xử lý, nên với quỹ này cũng không thể chủ quan.

  • Phước Hà     
     
    Bài 2: Doanh nghiệp lúng túng, dân dễ chịu thiệt         

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email:
bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;