221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1198536
Bài 2: Doanh nghiệp lúng túng, dân dễ chịu thiệt
1
Article
null
Bài 2: Doanh nghiệp lúng túng, dân dễ chịu thiệt
,

 - Xăng dầu đã vận hành theo cơ chế thị trường. Việc lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng là  việc thu - chi từ tiền của dân. Nhưng với cách thức quản lý hiện nay ai dám khẳng định quỹ thu bao nhiêu, chi bấy nhiêu. Nếu không làm được như vậy thì người dân lại chịu thiệt. 

>>> Bài 1: Giá xăng tăng dồn dập, quỹ bình ổn đang "treo"

Không chỉ vậy, việc thu (khi giá xăng dầu thấp) tiền của dân và chi để bình ổn thị trường (khi giá xăng dầu cao) của Quỹ bình ổn giá xăng dầu  còn bị giới chuyên gia  e ngại có khả năng làm méo mó tín hiệu thị trường và doanh nghiệp (DN) thì thấy tù mù, khó thực hiện.  

Ai dám khẳng định quỹ thu bao nhiêu sẽ chi ra bấy nhiêu? Ảnh: VNN.

Tù mù trích lập

Đây là cảm giác cùa khá nhiều DN nhập khẩu xăng dầu và người tiêu dùng khi nói về quỹ .

“Quỹ là cần thiết nhưng được thành lập đúng vào thời điểm kinh tế đang suy thoái, DN xăng dầu cứ lao đao với các khoản lỗ gối đầu nhau thì quả là không khả thi. Nếu giá thế giới cứ nhích lên, tình hình cứ lỗ mãi thế này thì biết đến bao giờ mới có tiền trích quỹ,” đại diện của công ty xăng dầu Quân đội băn khoăn.

Cho đến nay, không ít người tiêu dùng vẫn lầm tưởng rằng, tiền trích quỹ là lợi nhuận của DN. Thực chất, theo Thông tư 56 của Bộ Tài chính thì đó lại là tiền của người tiêu dùng. Khoản tiến dành trích quỹ là thành tố cuối cùng trong kết cấu giá vốn bán ra của DN xăng dầu, sau khi đã tính mức lợi nhuận. Điều đó có nghĩa, để thành lập được quỹ thì mỗi lít xăng, dầu sẽ được tăng giá thêm tối đa 500 đồng.

Một chuyên gia trong ngành xăng dầu đã bình luận, quy định đó đã đi ngược lại với kỳ vọng của người tiêu dùng. Bỗng dưng, người tiêu dùng phải chịu mua đắt thêm 500 đồng để rồi sau đó, khi thị trường có biến động thì người tiêu dùng cũng không thể nắm bắt được, liệu tiền Quỹ có được DN sử dụng đúng mục đích, có được xả ra và xả đủ để giữ giá trong nước hay không?

Về hình thức thì quỹ sẽ nằm tại các DN nhưng về bản chất, nhất cử nhất động thu chi của Quỹ là theo liên Bộ Tài chính- Công Thương quy định.

Bỗng dưng, người tiêu dùng phải chịu mua đắt thêm 500 đồng mỗi lít để rồi sau đó, khi thị trường có biến động thì họ cũng không thể nắm bắt được, liệu tiền quỹ có được DN sử dụng đúng mục đích, có được chi ra đủ để giữ giá  xăng dầu hay không?

Thời điểm nào thì trích lập quỹ, lúc nào thì xả quỹ ra để giữ giá thị trường và trích ở mức bao nhiêu sẽ là giống nhau ở 11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu do liên Bộ Công Thương- Tài chính thông báo.

“Tuy nhiên, căn cứ để đưa ra các quyết định trên là giá vốn trong khi, giá vốn của mỗi một DN là không đồng nhất. Đây là điểm rất bất hợpl ý”, đại diện cùa Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec nói.

Hiện nay, Petrrolimex chiếm tới 51% thị phần, các DN còn lại chỉ giữ 5-6% thị phần thị trường xăng dầu. Thông thường, DN lớn mua được lô hàng lớn, chở tàu lớn nên giá thành nhập khẩu thấp hơn, chi phí vận chuyển cũng thấp hơn. Trong khi đó, các DN nhò chỉ mua lô hàng nhỏ, chở tàu nhỏ phải chịu giá cao hơn….

Do vậy, điều hoàn toàn có thể xảy ra là ở cùng một thời điểm, DN lớn lãi hoặc hòa vốn thì DN nhỏ lại đang chịu lỗ. Vậy, căn cứ nào để bắt tất cả các DN phải trích lập một mức quỹ như nhau?

Sẽ làm méo mó tín hiệu thị trường

Một chuyên gia có thâm niên công tác hàng chục năm trong ngành xăng dầu Việt Nam đã cảnh báo như vậy.

Khi quỹ thành lập, người sử dụng nhiều xăng dầu vào thời điểm giá thế giới tăng cao sẽ được lợi. Ngược lại, người sử dụng nhiều xăng dầu vào thời điểm giá thế giới thấp tự dưng bị thiệt. Bởi lẽ, khi giá thế giới thấp thì người mua xăng dầu sẽ phải bỏ thêm tiền cho quỹ và chưa chắc, sau này họ sẽ được hưởng lợi từ quỹ. Thậm chí, khi áp dụng việc trích quỹ đồng nhất trên toàn quốc thì người nghèo cũng phải đóng tiền cho quỹ.  Đó là sự bất hợp lý dễ nhận thấy nhất.

Người dùng nhiều có lợi, người dùng ít bị thiệt là nguy cơ rất dễ xảy ra khi Quỹ bình ổn giá xăng dầu vận hành. Ảnh: VNN.

Sự méo mó tín hiệu thị trường còn được vị chuyên gia này cắt nghĩa: khi giá thế giới thấp, giá xăng dầu trong nước lại tăng lên để lấy tiền cho quỹ bình ổn, còn khi giá thế giới tăng cao thì DN phải giữ giá và lấy tiền bình ổn xả ra. Cơ chế này trở nên phức tạp, rối rắm và bóp méo của hoạt động kinh doanh của DN. Trong khi đó, giá xăng dầu vận hành theo thị trường có nghĩa là giá trong nước phải lên xuống theo xu hướng giá thế giới.

Nghị định 55 ra đời là để thị trường hóa xăng dầu nhưng việc thành lập Quỹ bình ổn chung như vậy sẽ là siết chặt và can thiệp sâu vào thị trường này.

Bộ Tài chính cho biết,  từ ngày, 9/5/2009, tạm thời ngừng trích vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng dầu madut áp dụng cho những lô hàng dầu madut bán ra từ 0h ngày 9/5/2009. Chậm nhất đến ngày 31/5/2009, các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối phải báo cáo tổng mức trích nộp vào Quỹ đối với mặt hàng dầu DO, dầu hỏa, madut đến ngày 10/5/2009.

“Còn nhớ cách đây không lâu, Liên Bộ Công Thương- Tài chính đã giảm giá dầu DO theo kiến nghị của Petrolimex. Dĩ nhiên Petrolimex đang lãi và chúng tôi cũng đang có lãi nhưng ít hơn. Tuy nhiên, sau quyết định giảm giá đó, giá dầu thế giới nhích lên khiến cho DN từ lãi, hòa vốn đã chuyển sang lỗ, đại diện công ty TM dầu khí Đồng Tháp kể.

Khá nhiều DN xăng dầu đã lo ngại, kịch bản này sẽ xảy ra khi Quỹ bình ổn được vận hành thống nhất trên toàn quốc.

Sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt cũng đã và đang thể hiện ngay trong cơ chế đăng ký giá bán xăng dầu hiện nay. Trên thực tế, thường chỉ một vài DN xin điều chỉnh giá nhưng Liên Bộ Công Thương- Tài chính lại "bắt" tất cả các DN còn lại phải theo.

Khá nhiều DN đã kiến nghị, việc thành lập quỹ phải dể cho DN tự nguyện thực hiện và vận hành linh hoạt uyển chuyển như một hoạt động trong chiến lược kinh doanh. Nhà nước chỉ nên khuyến khích về chủ trương thành lập Quỹ bình ổn giá.

Được biết, trước khi thành lập quỹ, cũng không ít công ty phản đối nhưng rốt cục, việc thành lập quỹ theo cơ chế trên vẫn được tiến hành với lời động viên, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các DN hãy kiến nghị để Bộ tháo gỡ.

  • Phạm Huyền

  Bài 3: Bộ Tài chính nói gì về Quỹ bình ổn giá xăng dầu?

        

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email:
bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;