221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1198814
Bộ Tài chính nói gì về Quỹ bình ổn giá xăng dầu?
1
Article
null
Bộ Tài chính nói gì về Quỹ bình ổn giá xăng dầu?
,

 - Trước nhiều băn khoăn về việc ai dám đảm bảo Quỹ bình ổn giá xăng dầu thu bao nhiêu, chi bấy nhiêu, đại diện Bộ Tài chính khẳng định mọi quyết định đều sẽ được công bố công khai. Bà Nguyễn Thanh Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã trao đổi với báo VietNamNet về nhiều vấn đề đặt ra đối với sự vận hành của quỹ này.

>>> Bài 1: Giá xăng tăng dồn dập, quỹ bình ổn đang "treo"

>>> Bài 2: Doanh nghiệp lúng túng, dân dễ chịu thiệt

 

Việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng  dầu  rất chật vật thì người dân kỳ vọng gì vào sự vận hạn của quỹ này? Ảnh: VNN.

Thưa bà, các doanh nghiệp (DN) vẫn kêu lỗ liên tục và cho biết, không có tiền để trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên quỹ chưa có một xu. Ngay cả khi giá dầu thế giới xuống rất thấp mà việc trích quỹ đã như vậy thì người dân có thể kỳ vọng gì vào sự bình ổn của quỹ này?

Thực tế không phải vậy. Theo Thông tư 56, Bộ Tài chính đã đề nghị các DN đầu mối xăng dầu trích vào Quỹ bình ổn đối với mặt hàng xăng, dầu diesel, dầu madut và dầu hỏa. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ riêng mặt hàng xăng là chưa trích xu nào.

Còn lại các mặt hàng khác cũng đã trích vào quỹ nhưng sau đó, Bộ đã cho các DN tạm ngừng trích quỹ đối với dầu diesel và từ ngày 9/5/2009 là ngừng trích vào quỹ đối với dầu madut. Quỹ hiện nay vẫn được hình thành từ trích lập đối với dầu hoả.

Dù vậy, tổng sản lượng tiêu thụ dầu hoả rất ít, chỉ khoảng 2% tổng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu  cả nước nên vốn quỹ có được không đáng kể. DN cũng khó khăn khi trích quỹ này, vì giá vốn của các DN khác nhau chứ không giống nhau.

Việc trích quỹ thực chất là thu tiền của dân để chi lại cho dân, như vậy tác dụng của Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với người dân là rất mơ hồ, bà có nhận thấy như vậy?

 

Khi quỹ thành lập, người sử dụng nhiều xăng dầu vào thời điểm giá thế giới tăng cao sẽ được lợi. Ngược lại, người sử dụng nhiều xăng dầu vào thời điểm giá thế giới thấp tự dưng bị thiệt.

Bởi lẽ, khi giá thế giới thấp thì người mua xăng dầu sẽ phải bỏ thêm tiền cho quỹ và chưa chắc, sau này họ sẽ được hưởng lợi từ quỹ. Thậm chí, khi áp dụng việc trích quỹ đồng nhất trên toàn quốc thì người nghèo cũng phải đóng tiền cho quỹ.  Đó là sự bất hợp lý dễ nhận thấy nhất.

(Một chuyên gia xăng dầu không muốn nêu  tên)

Cái gì cũng có hai mặt của nó. Thời gian qua, cũng có lúc giá xăng dầu không tăng mà Bộ Tài chính vẫn chỉ đạo DN trích được quỹ, như là đối với dầu madut vừa qua.

Khi giá vốn của DN thấp, có điều kiện thì sẽ trích vào quỹ. Khi giá thế giới tăng đột biến, Bộ không thể điều hành theo kiểu đột biến đó mà sẽ yêu cầu DN trích xả quỹ này ra để giữ giá ổn định trong một thời gian.

Như vậy, quỹ sẽ giúp cho giá trong nước không bị biến động mạnh kể cả khi giá thế giới hay giá đầu vào biến động mạnh. Đáng lẽ, giá trong nước sẽ lên xuống theo hình sin, có lúc cao vọt, có lúc xuống thấp nhưng nhờ có trích quỹ thì biên độ dao động của giá bán trong nước sẽ nhỏ đi, không giảm sâu quá, không lên cao quá. Rõ ràng, người tiêu dùng cũng sẽ thích trạng thái ổn định đó.

Xin được đi vào một vấn đề cụ thể. Chẳng hạn, quỹ có 1.000 tỷ đồng nhưng đến lúc thị trường cần bình ổn, làm sao người tiêu dùng biết được quỹ sẽ được chi ra hết 1.000 tỷ đó mà chỉ chi có 800 tỷ đồng thì ngưng, vậy 200 tỷ còn lại cũng là tiền góp quỹ của người dân sẽ được xử lý thế nào?

Việc xả quỹ ra bao nhiêu để bình ổn còn phụ thuộc vào giá thế giới. Ví dụ phải xem quy mô của quỹ có thể đáp ứng được bình ổn các mặt hàng xăng dầu nào. Bộ sẽ ưu tiên bình ổn mặt hàng dầu vì nó tác động tới sản xuất nhiều.

Ví dụ, khi giá madut thế giới lên cao, nếu tính ra, quỹ này đủ bù ra 500 đồng/kg trong 2 tuần, thì có thể yêu cầu DN giữ giá trong 2 tuần và lấy quỹ ra để bù phần lỗ phát sinh. Hoặc, nếu mức lỗ là 800 đồng nhưng chỉ lấy 300 đồng từ quỹ ra để bù, còn lại sẽ cho DN tăng giá lên 500 đồng.

 

Với cơ chế của Quỹ bình ổn giá xăng dầu có khi người nghèo lại chịu thiệt nếu dùng nhiều xăng dầu vào lúc giá thấp. Ảnh: VNN.

Thưa bà, căn cứ trích lập quỹ là giá vốn nhưng đó lại là bí mật kinh doanh của từng DN. Vậy thì, có gì đảm bảo rằng, số tiền trong quỹ sẽ được DN xả ra đúng mục đích và lượng tiền đã trích?

Mọi quyết định trích quỹ sẽ được Bộ công bố công khai. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng lấy quỹ ra để bình ổn. Làm vậy sẽ mất tính thị trường. Bộ sẽ còn căn cứ vào sự khác biệt giá xăng dầu trong nước so với các nước trong khu vực. Nếu để khác biệt như giá của ta thấp quá, sẽ nảy sinh việc buôn lậu xăng dầu.

"Chỉ khi nào giá xăng dầu thế giới xuống thấp thì ta mới có cơ hội để trích quỹ. Còn nếu giá cứ lên như thế này thì chắc chắn rất khó".

Bà Nguyễn Thanh Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá

Việc xả quỹ ra bao nhiêu để bình ổn còn phụ thuộc vào giá thế giới. Bộ đã tính toán kỹ , trong đó, bình ổn mặt hàng dầu là quan trọng nhất vì nó tác động nhiều tới sản xuất. Ví dụ, khi giá dầu madut lên cao, Bộ sẽ tính nếu trích ra 500 đồng bù được cho lỗ phát sinh đối với dầu madut trong 2 tuần, thì có thể yêu cầu DN giữ giá trong 2 tuần và lấy quỹ ra để bù phần lỗ phát sinh đó. Cách thức điều hành quỹ là như vậy.

Nhiều DN lo ngại sẽ có kịch bản khi trích quỹ thì đối với DN này là chịu đựng được nhưng với DN khác thì lại lỗ. Điều này đã diễn ra trong thực tế và như vậy việc trích quỹ sẽ vô cùng phức tạp?

Chắc chắn, Bộ sẽ cân nhắc lợi ích hài hoà của các DN và người tiêu dùng khi quyết định trích quỹ. Sẽ không có chuyện vì quyết định trích quỹ của Bộ mà DN không tồn tại được.

Hơn nữa, đã là cơ chế thị trường thì không DN nào có lơi nhuận như nhau. Các DN sẽ phải nhìn vào DN có chi phí đầu vào thấp để vươn lên làm tốt hơn. Nếu không sẽ phải chịu chấp nhận sự thiệt thòi. Tuy nhiên, hiện nay, khi trích quỹ thì đồng nhất tất cả các DN giống nhau như giá vốn lại khác nhau nên DN sẽ có khó khăn. Chúng ta sẽ phải chấp nhận những tồn tại, chẳng hạn ngay cả trong cơ chế  đăng ký giá, sẽ có lúc DN này được lợi hơn, có lúc DN kia phải chịu thiệt hơn.

Tất nhiên, Bộ sẽ không căn cứ mức chi phí đầu vào cao nhất của một DN hay mức chí phí đầu vào thấp nhất để làm cơ sở đưa ra quyết định trích quỹ. Nếu căn cứ vào giá vốn cao nhất thì sẽ thiệt hại cho người tiêu dùng và cả nền kinh tế, nếu căn cứ vào mức giá vốn thấp nhất thì sẽ không khuyến khích cạnh tranh. Chúng tôi sẽ lấy ở mức giá vốn bình quân làm căn cứ quyết định trích quỹ, đủ để khuyến khích cạnh tranh giữa các DN.

Bà nói gì về nhiều  lo ngại rằng sự vận hành của quỹ  này sẽ làm méo mó tín hiệu thị trường?

Mặt hàng xăng dầu chưa thể "buông" ngay được. Nghị định 55 chỉ là định hướng tới thị trường hoá nhưng chúng ta không được quên vế sau là dưới sự điều hành của Nhà nước.

DN lúc nào cũng kêu lỗ, giá dầu  đang có xu hướng tăng  cao khi nền kinh tế thế giới dần vượt qua khủng hoảng, theo bà liệu khi nào sẽ trích được quỹ và phát huy  tác dụng của quỹ này như mong muốn khi lập quỹ?

Để mong quỹ tác động bình ổn thị trường thì nó còn phụ thuộc vào giá thế giới nữa. Chỉ khi nào giá xăng dầu thế giới xuống thấp thì ta mới có cơ hội để trích quỹ. Còn nếu giá cứ lên như thế này thì chắc chắn rất khó.

  • Phạm Huyền (thực hiện)

                   

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email:
bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,