221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1201112
“Tuột” nhiều cơ hội vì "sự cố" ngoại tệ
1
Article
null
“Tuột” nhiều cơ hội vì 'sự cố' ngoại tệ
,

 - Hơn 3 tuần nay, Công ty Cổ phần XNK Máy Hà Nội như “ngồi trên đống lửa”, nhiều lô hàng không giao dịch được vì thiếu ngoại tệ. “Thời cơ về giá và cơ hội thị trường đang rời bỏ chúng tôi. Không ít lô hàng nhập về đang có nguy có chuyển lãi thành lỗ”, Chủ tịch HĐQT công ty, ông Lê Phúc Giang than phiền.

>>> Thị trường ngoại tệ lại căng thẳng/ Doanh nghiệp "than trời" vì khó mua ngoại tệ

Công ty của ông Giang chỉ là một trong khá nhiều trường hợp đã bị tuột mất các cơ hội kinh doanh vì kẹt khâu thanh toán.

Lỡ thời cơ giá tốt

Nhiều DN cho biết phải tìm mọi cách để mua USD khi không mua nổi ở Ngân hàng - Ảnh VNN

Hiện giá cả nhiều mặt hàng như máy móc, phân bón, thức ăn gia súc, nguyên phục liệu dệt may, kim loại màu... đang được cho là khá tốt vị bị khủng hoảng kinh tế kéo xuống. Không ít DN muốn tranh thủ thời cơ giá rẻ đã lên kế hoạch mua vào nguyên vật liệu, máy móc thiết bị chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi.

Tuy nhiên đến thời điểm này, DN nào cũng phải tính lại. Nhập ngay chưa chắc đã gom đủ USD để thanh toán. Gom đủ rồi chưa chắc đã được lợi vì đã bị việc mua gom USD đã “chiết khấu” hết.

“Thời cơ nhập hàng giá rẻ đang thu ngắn mỗi ngày, chúng ta giải quyết xong vụ thiếu USD thì cơ hội rất có thể cũng qua mất rồi”, chủ một doanh nghiệp đang cần nhập kẽm cho biết.

Nếu các doanh nghiệp sản xuất có thể chỉ bị lỡ cơ hội mua đầu vào giá tốt thì đối với các công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu, thiếu USD thực sự là nỗi khốn đốn.

“Thu nhập của chúng tôi phụ thuộc gần như hoàn toàn vào kinh doanh hàng nhập khẩu như máy móc xây dựng, thiết bị y tế, ôtô…nên bị ảnh hưởng rất nặng nề. Nhiều hợp đồng lớn đã phải xé lẻ, phân đoạn ra nhập dần vẫn kẹt. Mà chậm ngày nào mất thời cơ giá tốt ngày đó”, ông Lê Phúc Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần XNK Máy Hà Nội lo lắng cho biết.

Không chỉ mất lỡ cơ hội giá rẻ, DN còn phải đội thêm nhiều chi phí ngoài dự tính do phải vay mượn tạm hay gom trên thị trường tự do với giá cao. Ngoài ra, càng chậm thanh toán DN càng phải chịu nhiều hậu quả, nhẹ thì ảnh hưởng uy tín, nặng có thể bị phạt.

DN nào may mắn vẫn nhập được hàng đúng hạn do mở thanh toán qua ngân hàng, chi phí cũng bị đội lên. “Ngân hàng cũng tính thêm đủ khoản linh tinh, vụn vặt rồi phát sinh này nọ chứ như không chỉ như giá họ công bố đâu”, ông Nguyễn Đăng Đức, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội cho biết.

Công ty ông có trên 50% doanh số phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, sắt thép, kim loại màu, gỗ… trung bình mỗi tháng ngoại tệ cần cho nhập khẩu là 1-2 triệu USD.

Ông phàn nàn đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn tuyên bố giữ biên độ ổn định vậy mà cuối tháng đã lại nâng biên độ lên hẳn 2%. “Chúng tôi chết dở vì đã trót ký nhập về lại phải cộng thêm chi phí bị ngân hàng được tính thêm khiến lô hàng nhập về mất ưu điểm giá rẻ ban đầu. Dự tính lãi có khi hóa lỗ hoặc không đạt được kỳ vọng”, ông nói.

Từ việc bị mất thời gian, chi phí do không nhập được hàng, DN lại phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường do khách hàng trong nước không chờ đợi được chuyển sang đối tác khác. Một Tổng giám đốc DN nhà nước (không muốn nêu tên) than phiền “mất thị trường là mất hết"....

“Nhiều DN năn nỉ mua USD của chúng tôi”

Một số đơn vị được tạo mọi điều kiện thuận lợi sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu lại găm USD trục lợi.

Khi cửa ngân hàng khép, các DN nhập khẩu đành chạy đôn đáo khắp nơi để mua USD. Địa chỉ đầu tiên là khối DN xuất khẩu.

Ông Đỗ Hà Nam, Tổng Giám đốc công ty XNK Intimex cho biết “nhiều người gọi cho tôi, năn nỉ đòi mua ngoại tệ nhưng chúng tôi không bán. Không có chúng tôi chuyện găm USD mà đơn giản là từ đầu năm đến nay có xuất khẩu được mấy đâu mà có ngoại tệ dư”.

Theo ông Nam, Intimex có doanh thu 80-90% từ xuất khẩu nhưng đến nay kim ngạch xuất khẩu đã giảm tới 50%.

“Trước có ngày ký xuất được cả triệu USD nhưng giờ cả tuần chẳng có đơn đặt hàng nên nguồn thu ngoại tệ về chỉ đủ hỗ trợ cho mảng nhập khẩu, nếu có găm cũng được một vài ngày là phải lo bán, trả nợ ngân hàng”, ông giải thích.

Từ trường hợp Intimex, ông Nam cho rằng căn cơ sâu xa của sự căng thẳng USD là nền kinh tế giảm sút, các “đầu vào” ngoại tệ đều suy giảm. Kiều hối giảm mạnh, nhất là lượng tiền của lao động xuất khẩu do phải về nước hàng loạt, giải ngân đầu tư nước ngoài đến nay chỉ hơn 300 triệu USD, xuất khẩu nếu bỏ vàng, đá quý ra thì tụt giảm rất lớn.

“Tôi nói thật, dệt may, gỗ, da giày... kim ngạch nghe to chứ ngoại tệ thực thu ít lắm, nguyên vật liệu nhập khẩu đã “ăn” vào đến 70-80% rồi còn gì. Chỉ trông vào mấy mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, thủy sản.. mà giờ lại chả còn để xuất, dầu thô thì hạ quá so với năm ngoái”, ông phân tích.


Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với cách giải thích của ông Nam.

Ông Lê Phúc Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Máy Hà Nội cũng cho rằng về mặt tổng thể Việt Nam không thể thiếu ngoại tệ. “Đứng ở góc độ DN, tôi cho rằng vấn đề chủ yếu nằm ở chính sách ngoại tệ của NHNN thiếu linh hoạt”.

Ngay chính NHNN cũng phải thừa nhận, hiện tượng găm USD là có thật. Thông tin từ ông Nguyễn Văn Bình, Phó Thống đốc NHNN cho biết, không ít các tổ chức kinh tế lớn được Nhà nước hỗ trợ lại chính là những nơi găm USD lại nhằm trục lợi.

"Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ những bức xúc trong dư luận xã hội về việc một số tổ chức kinh tế lớn được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước lại găm giữ ngoại tệ để trục lợi. Thực tế này phải được kịp thời chấn chỉnh và xử lý", ông Bình cho biết.

  • Hùng -Phong

              

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email:
bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,