221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1204758
Vẫn quá nhiều doanh nghiệp, mặt hàng niêm yết giá bằng USD
1
Article
null
Vẫn quá nhiều doanh nghiệp, mặt hàng niêm yết giá bằng USD
,

- Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xử lý nghiêm  hành vi niêm yết giá bằng ngoại tệ, song việc báo giá, mua bán hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo... bằng USD của các doanh nghiệp vẫn diễn ra khá phổ biến.

Ở những nơi bị kiểm tra gắt gao, chủ hộ kinh doanh niêm yết song song hai loại tiền đồng và USD, còn ở các khu vực dịch vụ giá trị thấp thì việc báo giá bằng ngoại tệ diễn ra như thường.

Không được thì niêm yết cả hai loại tiền

Một lĩnh vực bị USD hóa tương đối mạnh là hình thức bán hàng qua mạng, kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu, nhất là đồ điện tử. Hiện nay, việc niêm yết giá bằng hai loại tiền có thể thấy ở hầu hết các trang web bán đồ điện tử như máy vi tính, các thiết bị gia dụng nhập ngoại v.v...

Đơn cử trên bảng báo giá online của maytinhxachtay, maytinhxachtaymy, sieuthilaptop, DigiWorld... vẫn đề cả hai giá bằng USD và VND. Dù các công ty này đã loại bỏ chữ USD ra khỏi bảng giá nhưng khi nhìn vào những con số như 320, 780… khách hàng vẫn hiểu được đó là giá USD.

Hai loại giá được đặt song song nhưng việc thanh toán thực tế thì luôn được thực hiện bằng USD. Bởi giá tiền VND được các công ty thay đổi từng ngày, từng thời điểm tùy theo sự biến động của USD trên thị trường tự do.

Hầu hết các website điện tử đều niêm yết cả USD và VND  (Ảnh:Q.Chi)

Giám đốc điều hành Đăng Khoa IT Plaza Nguyễn Mạnh Lân nói rằng, các công ty tin học sẽ niêm yết bằng VND. Nhưng do hầu hết các thiết bị đều phải nhập khẩu và ghi nợ bằng USD nên về bản chất, nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng ngoại tệ báo giá cho nhau và tính toán mức giá bán lẻ theo tỉ giá thống nhất rồi niêm yết bằng VND.

Một số ý kiến khác thì cho rằng, doanh nghiệp niêm yết giá bằng USD còn để tăng tính "hiện đại", "thương mại điện tử".

Ngày 25/5, tại một số shop thời trang trên đường Mạc Thị Bưởi (Q.1, TP.HCM) như Mango, Charles & Keith… bảng tỷ giá USD quy đổi sang VND không còn để trên quầy thu ngân như trước đây, nhưng trên bảng giá vẫn niêm yết cả hai loại tiền là USD và VND. Khách hàng có thể chọn một trong hai loại tiền để thanh toán.

Ở những nơi tập trung nhiều khách nước ngoài tới tham quan, mua sắm của TP.HCM như đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi… những người bán hàng dù không niêm yết giá hàng bằng USD nhưng khi khách là người ngoại quốc đến hỏi, chủ tiệm vẫn nói giá bằng USD.

Đến một vài khách sạn lớn tại TP.HCM để tham khảo giá tổ chức một hội nghị, hội thảo, khóa học ngắn hạn… hầu hết người hỏi sẽ nhận thấy rằng, các mức giá vẫn được giới thiệu bằng USD.

Theo lý giải của đại diện khách sạn Caravell, hầu hết các khách sạn trên thế giới đều niêm yết giá phòng bằng USD hoặc niêm yết song song cả đồng tiền của quốc gia đó và ngoại tệ. Việc quy đổi ngoại tệ sang tiền đồng là điều dễ dàng nhưng con số VND quá lớn dễ khiến khách hàng... “ngợp”.

Chẳng hạn, giá thuê phòng tại một khách sạn lớn ở TP.HCM là khoảng 150 USD/ngày nhưng khi đổi sang VND thì không còn ở con số trăm nghìn mà lên đến hàng triệu (150USD bằng khoảng 2.700.000 đồng).

Và thản nhiên niêm yết USD

Các mục quảng cáo về những khóa du học tại chỗ, lớp học ngoại ngữ, buổi ngoại khóa tiếng Anh, khóa học ngắn hạn… đều được các tổ chức này niêm yết học phí bằng USD.

Các mẩu quảng cáo như Du học hè cùng EF giảm ngay 200USD, Công ty Tư vấn Du học Đào tạo Thế Hệ Mới tặng 100% phí visa Hoa Kỳ trị giá 131USD, Hội thảo du học Mỹ với học phí +/- 9.000 USD/năm và cơ hội nhận học bổng từ 250 - 1.500USD… vẫn đăng tải nhan nhản trên các báo.

Tại các điểm Spa ở Q.1, TP.HCM, việc niêm yết giá bằng USD cũng thản nhiên diễn ra. Ví dụ như tại Spa MiuMiu trên đường Chu Mạnh Trinh, giá tiền niêm yết hoàn toàn bằng USD (massage toàn thân 20USD, mặt 18USD, chân 12USD...).

Thậm chí, Công ty Nha khoa L.A, chỉ phục vụ cho người trong nước, bảng giá niêm yết cũng toàn bằng USD (răng sứ thường 65USD, ghép Implant 700USD, Implant Nobel Biocare 1.000USD, Implant MIS 800USD)…

Các điểm spa như thế này vẫn niêm yết giá bằng USD (Ảnh :Q.Chi)

Trên thị trường nhà đất, tình trạng niêm yết USD cũng khá phổ biến. Tại các sàn giao dịch bất động sản, có đến 30% căn hộ chào bán bằng USD. Ví dụ như căn hộ Phú Hoàng Anh 1.250 USD/m2, Hoàng Anh River View 1.350 USD/m2… (thông tin trên website giao dịch bất động sản ACB).

Hàng loạt văn phòng cho thuê như Diamond Plaza, Metropholian, Saigon Tower, Saigon Centre, Sunwah… giá cho thuê được rao trung bình 50 USD/m2/tháng (chưa tính phí quản lý và 10% VAT).

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối NHNN cho biết, việc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam không đơn thuần chỉ là một biện pháp hành chính, mà quan trọng hơn là tạo lập các điều kiện, môi trường để cho lãi suất và tỷ giá đồng VN vận hành tạo nên sự hấp dẫn và đem lại lòng tin của VND đối với các tổ chức và cá nhân.

  • Quỳnh Chi

Ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TP.HCM khẳng định, bất kỳ các loại hàng hóa nào nếu niêm yết giá bán bằng ngoại tệ đều vi phạm quy định (kể cả niêm yết song song bằng ngoại tệ và VND), trừ những mặt hàng được cấp phép.

Theo ông, quy định về việc cấm niêm yết hàng hóa bằng ngoại tệ đã được đưa ra từ năm 1999, doanh nghiệp không thể nói là chưa có thời gian chuẩn bị và những lý do doanh nghiệp đưa ra chỉ là sự biện minh.

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email:
bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,