- "Luật cũ đã không giới hạn số lượng thì luật mới lại càng không thể giới hạn. Sửa đổi phải theo hướng mở ra, tạo điều kiện tốt hơn cho bà con Việt kiều được mua nhà", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định.
>>> Cởi nút thắt Việt kiều mua nhà: những hoài nghi không đáng/ Một nửa số kiều bào muốn mua nhà tại quê hương
Ông Nguyễn Trần Nam cho biết, đó là quan điểm xuyên suốt của Chính phủ, được thể hiện trong Tờ trình mà Bộ Xây dựng vừa thừa ủy quyền Thủ tướng trình Quốc hội.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam: "Không luật nào cấm Việt kiều bán nhà này, mua nhà khác". (Ảnh: H.H) |
70% Việt kiều sẽ mua nhà như người trong nước
- Thưa ông, kể từ lần sửa đổi Nghị định 90/2006/NĐ-CP về vấn đề Việt kiều sở hữu nhà trong nước, đến nay đã có thay đổi gì đáng kể?
Ông Nguyễn Trần Nam: Không khác nhiều. Chính phủ vẫn giữ quan điểm như trước.
Cả Hiến pháp và Luật Quốc tịch sửa đổi (mới được thông qua năm ngoái) đều khẳng định những người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam và công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Nghị quyết 36 Bộ Chính trị cũng coi cộng đồng người Việt Nam định cư tại nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc.
Vì thế, những người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì đương nhiên là công dân Việt Nam, có đầy đủ các quyền của công dân, trong đó có quyền sở hữu nhà trong nước như người trong nước. Số này chiếm khoảng 70%.
Bà con được mua nhà không hạn chế về số lượng và chủng loại, tuy nhiên chỉ hạn chế 2 "quyền" so với người Việt trong nước là không được mang nhà đó góp vốn (kinh doanh, làm trụ sở công ty...) và thế chấp (bảo lãnh vay tiền...). Còn các "quyền" khác đều giống người Việt sống trong nước.
Số 30% còn lại là người gốc Việt, tức những người sinh ra ở nước ngoài, không có quốc tịch Việt Nam mà chỉ ông, bà hoặc bố, mẹ là người Việt thì được mua 1 nhà.
TIN LIÊN QUAN |
---|
- Ông có cho rằng những quy định tới đây sẽ tạo điều kiện thông thoáng hơn nữa cho bà con kiều bào ta trong việc mua nhà tại quê hưong?
Tôi cho rằng, qui định trước đây về vấn đề này không "trói chặt" Việt kiều chỉ được mua 1 nhà. Vậy thì bây giờ sửa đổi, phải thoáng hơn chứ không thể lại "xiết chặt" hơn trước.
Bà con có nguyện vọng về nước mua nhà, tài sản mua xong không mang đi được, hơn nữa tiền chuyển về cũng là một hình thức kích cầu đầu tư... tại sao không tạo điều kiện tối đa?
"Nhằm cả mục đích kinh tế cũng tốt"
- Đã có một số ý kiến nghi ngại việc đầu cơ đất đai nếu như việc tạo điều kiện thông thoáng hơn cho Việt kiều mua nhà thành hiện thực, ông có nghĩ như vậy?
Tôi nghĩ không phải như vậy. Tuy nhiên, kể cả việc Việt kiều mua nhà nhằm mục đích kinh tế nữa cũng là tốt. Hiện nay, tình trạng thực tế trong nước là thiếu người mua chứ không thiếu người bán. Nhà ở có một giai đoạn hơi ít, nhưng càng ngày càng đáp ứng đủ nhu cầu.
Về mặt nguyên tắc cơ chế thị trường, không bao giờ thiếu hàng hóa, chỉ thiếu người mua. Nếu việc mua - bán đó lại tốt, phù hợp nguyện vọng cả người bán và người muốn mua là rất tích cực.
Ngay cả việc bà con có tài sản là nhà trong nước, thêm sự ràng buộc để đi đi về về, gắn bó hơn với quê hương, giúp phát triển nhiều vấn đề du lịch, giao thông, thương mại... thì cũng tốt chứ.
Luật Nhà ở không phân biệt nhân thân chủ sở hữu là người trong nước hay Việt kiều. |
- Ông có thể cho biết điểm cơ bản nhất của lần sửa đổi quy định của luật pháp về việc mua nhà của bà con kiều bào lần này là gì?
Theo quan điểm tại Tờ trình của Chính phủ với Quốc hội mà Bộ Xây dựng thừa lệnh Thủ tướng ký trình, luật hiện hành không giới hạn số lượng nhà mỗi Việt kiều được mua thì luật sửa đổi càng phải không giới hạn số lượng. Sửa đổi phải theo hướng mở ra, tạo điều kiện tốt hơn cho bà con Việt kiều được mua nhà.
Luật mới chỉ nới lỏng điều kiện và mở rộng diện Việt kiều được mua nhà, còn số lượng vẫn cần giữ nguyên như luật cũ. Nếu giới hạn nghĩa là đi ngược lại Luật Quốc tịch sửa đổi, thậm chí là Hiến pháp Việt Nam.
- Xin cảm ơn ông!
-
Hoàng Huy (thực hiện)