221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1209672
Kinh tế thế giới tuần qua: Màu xám vẫn chủ đạo
1
Article
null
Kinh tế thế giới tuần qua: Màu xám vẫn chủ đạo
,

Kinh tế quốc tế trong tuần từ 1 - 6/6 có nhiều sự kiện đáng chú ý. Trong đó, nổi bật hơn cả là sự kiện đại gia xe hơi hàng đầu nước Mỹ, General Motors (GM), chính thức nộp đơn xin phá sản.

Với việc nộp đơn hôm 1/6, GM đã trở thành vụ phá sản lớn thứ tư trong lịch sử nước Mỹ và là vụ đổ vỡ lớn nhất trong ngành công nghiệp chế tạo ở quốc gia này.

GM sau khi cải tổ sẽ không còn thương hiệu Hummer? (Ảnh: AP)

Sau khi GM tái cơ cấu, Bộ Tài chính Mỹ sẽ sở hữu hơn 60% cổ phần công ty và có quyền can thiệp sâu hơn vào hoạt động của hãng ôtô lớn nhất nước này.

Thủ tục bảo hộ phá sản của GM sẽ hoàn tất trong 60-90 ngày, sau đó GM sẽ trở thành một doanh nghiệp có quy mô nhỏ gọn hơn nhiều so với hiện tại. GM mới sẽ chỉ còn 4 thương hiệu cốt lõi là Chevrolet, Cadillac, Buick và GMC.

Ngày 2/6, Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố, tỉ lệ thất nghiệp tại 16 nước sử dụng đồng Euro trong tháng 4/2009 lên đến 9,2%, mức cao nhất kể từ tháng 9/1999 đến nay.

Châu Âu vẫn chìm trong thất nghiệp. (Ảnh: AFP)

Trong tháng 3/2009, tỉ lệ thất nghiệp tại khu vực này là 8,9%. Chỉ trong một tháng, số người thất nghiệp tăng 396.000 người, nâng tổng số người không có việc làm lên đến 14,579 triệu người. Tây Ban Nha đứng đầu bảng với tỷ lệ thất nghiệp 18,1%, Hà Lan xếp cuối cùng với 3%.

Số liệu do cơ quan thống kê Australia công bố ngày 3/6 cho thấy, GDP của nước này trong quý 1/2009 tăng nhẹ 0,4%. Nhờ đó, nền kinh tế nước này có khả năng tránh bị rơi vào tình trạng suy thoái.

Trước đó, để giúp kinh tế Australia không bị suy thoái, Ngân hàng Trung ương nước này đã giảm lãi suất xuống 3,25% trong tháng 2, mức thấp nhất trong 45 năm qua. Chính phủ cũng đã đưa ra một số gói kích thích kinh tế nhiều tỷ đôla trong năm ngoái.

Kinh tế Australia có khả năng tránh được suy thoái nhờ tăng trưởng 0,4% trong quý 1/2009. (Ảnh: AFP)

Tuy nhiên, Thủ tướng Australia Kevin Rudd cho rằng, nước ông vẫn có nguy cơ lâm vào suy thoái. "Chúng ta vẫn chưa qua khỏi giai đoạn nhiều rủi ro và còn chặng đường dài trước mặt", ông nói.

Ngày 4/6, Ngân hàng Trung ương Anh tuyên bố duy trì lãi suất cơ bản 0,5%, mức thấp nhất trong lịch sử nước này. Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng cho hay, tiếp tục giữ lãi suất chủ chốt khu vực đồng Euro ở mức 1%.

Ngày 5/6, Bộ Lao động Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 tăng lên 9,4%, mức cao nhất trong vòng 25 năm qua. Mỹ đã mất khoảng 6 triệu việc làm kể từ khi suy thoái kinh tế bắt đầu hồi tháng 12/2007.

Hàn Quốc có GDP tăng trưởng dương. (Ảnh: Corbis)

Trong khi đó, các chỉ số kinh tế tại Hàn Quốc cho thấy nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này đang hồi phục rất nhanh.

Kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng 0,1% trong quý 1/2009, so với mức tăng trưởng trung bình của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là âm 2,1%.

Theo tờ Huffington Post ngày 6/6, các nhà chức trách Mỹ vừa làm thủ tục giải thể ngân hàng Bank of Lincolnwood ở bang Illinois, nâng số ngân hàng bị đóng cửa ở nước này trong năm nay lên con số 37.

Bank of Lincolnwood là ngân hàng thứ 37 của Mỹ phải đóng cửa từ đầu năm 2009. (Ảnh: Corbis)

Bank of Lincolnwood là một ngân hàng nhỏ, với tài sản 214 triệu USD và quản lý 202 triệu USD tiền gửi của khách hàng. Đây là một trong ba ngân hàng Mỹ bị các nhà chức trách đóng cửa trong vài tuần trở lại đây.

Từ đầu năm tới nay, đã có 37 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa, so với con số 25 ngân hàng bị giải thể trong cả năm 2008.

  • Đ.T (Theo THX, Huffington Post, BBC, Reuters)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,