221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1210746
Tăng giá xăng cần tính đến sức mua của dân
1
Article
null
Tăng giá xăng cần tính đến sức mua của dân
,

 -  Mức tăng giá 1.000 đồng/lít thay vì 500 đồng/lít như các lần tăng giá trước khiến hầu hết người tiêu dùng cũng như các cây xăng đều bất ngờ. Tuy nhiên, đa số đều chấp nhận vì giá xăng dầu thế giới đã tăng cao, nhưng tăng thế nào cho hợp lý cần phải tính đến yếu tố sức mua của người dân.

Từ bất ngờ đến bực bội

Xăng tăng giá thêm 1.000 đồng/lít từ 10h ngày 10/6. (Ảnh: H.Y)
Tròn xoe mắt khi trao đổi với PV VietNamNet, anh Đỗ Tú, một kỹ sư phần mềm nhà ở Thanh Xuân, nói rằng, anh bất ngờ quá đỗi về việc xăng tăng giá.

"Vừa hôm qua tôi đọc tin vẫn thấy Bộ Tài chính chưa cho tăng giá, đùng một cái sáng nay đi đổ xăng ở Nguyễn Trãi, nhân viên quen nói anh đổ đầy vào vì sắp tăng giá xăng rồi. Tôi thấy giật cả mình", anh Tú kể.

Vừa lúc đó, vợ anh cũng hay tin gọi điện nói nếu ở gần nhà thì mang nốt xe Spacy ra đổ xăng cho đầy, kẻo mấy phút nữa tự nhiên mất thêm mấy nghìn.

Độc giả Nguyễn Đức Tài ở Hải Phòng còn nói rõ anh không đồng tình với việc liên tục tăng giá xăng từ đầu năm tới nay. Tuần trước, khi xem tivi anh thấy có nói về việc các doanh nghiệp đề nghị cho phép tăng giá xăng dầu thêm 500 đồng/lít nhưng Liên bộ Tài chính - Công thương hai lần không đồng ý.

"Vậy mà đùng một cái, hôm nay lại cho phép tăng 1.000 đồng/lít thì không biết giá xăng dầu sẽ lại còn tiếp tục tăng đến như thế nào nữa?", anh nói.

Bà Nguyễn Thị Bé, nhà ở quận Gò Vấp, đứng chờ đổ xăng tại cây xăng Petrolimex góc đường Nơ Trang Long và Lê Quang Định tỏ ra khá bất ngờ và nói: "Tôi không hỏi cũng không biết giá xăng tăng. Khổ hơn là mỗi lần xăng tăng đồng nghĩa với mọi thứ đều tăng. Hai vợ chồng tôi đều là công nhân, lương chỉ 2-3 triệu, khó mà chịu đựng nổi”.

Tôi có biết gì đâu, vô đổ xăng thấy bị đòi thêm tiền, hỏi ra mới té ngửa là họ tăng giá hồi nào không hay. Nghĩ cũng tức, mình phải xài hàng của họ, họ muốn sao thì muốn. Chắc họ sai lời hứa trước đây nên không dám thông báo, coi như chuyện đã rồi”, tại đại lý xăng dầu Công ty Đông Hải QK, đường Phan Văn Trị, Gò Vấp, bác Trần Đình Chính ấm ức.

Chị Hà, nhân viên cây xăng số 4 Nguyễn Đình Chiểu cũng cho biết rất bất ngờ khi nghe tin xăng tăng giá, nhất là ở mức 1.000 đồng/lít. Chị thắc mắc, tại sao mức tăng lại là 1.000 đồng/lít, chứ không phải là 500 đồng/lít như mọi khi?

Không chỉ riêng chị Hà mà ban đầu, khi VietNamNet đưa tin giá xăng chỉ tăng 500 đồng/lít, sau đó sửa thành 1.000 đồng/lít, ít nhất đã có hai cửa hàng xăng dầu, một ở Thanh Trì, một ở Đống Đa, gọi điện đến thắc mắc.

Họ nghi ngờ, có đúng là tăng giá không vì đến hơn 9h sáng, các cây xăng này vẫn chưa nhận được thông báo gì từ các công ty đầu mối.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, xăng tăng giá lên bao nhiêu không quan trọng mà tuỳ thuộc vào tình hình giá dầu thế giới.

Bà Bùi Thị Minh Khai, cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu số 1 Trần Quang Khải, tỏ ra thông cảm với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Bà lý giải, giá dầu thế giới đứng ở mức cao vài tuần nay, doanh nghiệp lỗ nhiều, trong khi lần tăng gần nhất của Bộ Tài chính cách đây cả tháng (từ 8/5).

Tại cửa hàng, khi ngừng bán xăng để tiến hành kiểm kê, thực hiện theo bảng giá mới, bà Khai không thấy có người tiêu dùng nào phản đối. Đa số mọi người tiếc rẻ vì nếu biết trước mua sớm thì tiết kiệm được ít tiền.

"Việc tăng 1.000 đồng/lít tôi thấy cũng bình thường. Phải tuỳ tình hình mà tăng giá xăng, bởi nếu giá dầu thế giới cao như vừa qua mà tháng tăng mấy lần 500 đồng/lít cũng khó. Tôi nghĩ không nên cứng nhắc quy định một mức 500 đồng/lít để phù hợp với điều kiện thực tế", bà Khai nói.

Cần tính đến sức mua của dân

Người tiêu dùng phía Nam bất ngờ về việc tăng giá xăng thêm 1.000 đồng/lít. (Ảnh: Đặng Vỹ)
Bên hành lang Quốc hội ngày 9/6, Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định rằng giá xăng chỉ tăng khi cơ quan quản lý không thể lùi được nữa.

Tuy nhiên, sự leo thang của giá dầu thế giới và sức chịu đựng có hạn của các doanh nghiệp xăng dầu trong nước nên sau nhiều lần đệ đơn "xin" tăng giá, Bộ Tài chính sáng nay (10/6) đã chấp thuận cho tăng, với mức 1.000 đồng/lít.

Lần tăng này đưa giá xăng dầu lên khá cao, khiến nhiều người lo âu vì số tiền chi cho xăng dầu khá nhiều. Bác Trần Đình Chính chạy xe ôm, có ngày chạy cả trăm cây số, mất vài ngàn, cộng một tháng chi thêm trên triệu.

Anh Nguyễn Minh Tuấn bán bắp luộc ở Bình Chánh, cho biết mỗi tháng chi thêm 60.000 đến 100.000 đồng, mỗi năm mất thu nhập cả triệu đồng. Nhà nghèo đông con thì số tiền này cũng rất lớn.

Trần Văn Mười, nhân viên một doanh nghiệp, nói rằng lương anh 2,5 triệu/tháng. Anh chi 500.000 đồng tiền xăng, nay chi thêm khoảng 40.000 - 50.000 đồng, vậy anh còn không tới 2 triệu đồng để chi tiêu. “Thật khó khăn”, anh Mười nói.

Bác Hoàng (một cán bộ hưu trí) nói thẳng, việc tăng 500 đồng/lít hay 1.000 đồng/lít xăng không quan trọng, kể cả với các mặt hàng khác như điện, nước...

Song, khi tăng giá, cơ quan quản lý phải tính đến sức mua của người dân. "Trong điều kiện kinh tế khó khăn mà giá điện tăng, giờ giá xăng tăng thì việc tăng lương vừa qua cũng cũng chẳng có nhiều ý nghĩa", bác Hoàng bức xúc.

Phản hồi trên VietNamNet, độc giả Phạm Thị Miên ở Chương Mỹ - Hà Nội, còn kiến nghị Bộ Tài chính nên xem xét lại việc tăng giá xăng dầu.

Độc giả đặt câu hỏi: "Khi tăng thì nhanh thế, khi giảm thì chậm thế. Có thật là kinh doanh xăng dầu lỗ không? Lỗ thật hay lỗ giả? Bộ Tài chính cần xem xét thực hư, nên nghĩ đến lợi ích của người tiêu dùng. Đừng nên nghĩ tiền lương của người Việt Nam giống người nước ngoài. Người dân quá khổ vì việc tăng giá liên tục. Việc tăng giá chỉ làm lợi cho ai kinh doanh xăng dầu".
 

Sẽ khảo sát tác động của tăng giá

TS. Ánh cho rằng, tại sao không tăng nhiều lần 500 đồng/lít mà phải tăng 1.000 đồng/lít, bởi làm như vậy là hành động không thống nhất như quy định tại văn bản? (Ảnh: H.Y)
TS. Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng, để người dân không bất ngờ, Bộ Tài chính cần có lý giải cụ thể về lý do tăng giá xăng, không chỉ là giá dầu quốc tế mà còn là chi phí sản xuất của DN...

Theo ông Ánh, cũng chưa thể dự báo chính xác được giá các mặt hàng, dịch vụ khác có tăng không nhưng thông thường thì sau mỗi lần tăng giá xăng thế này có một vòng xoáy tăng giá theo.

Do vậy, từ cuối tháng 4, Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả đã tiến hành khảo sát về tác động của giá xăng tại một số địa phương, kết quả dự kiến có vào cuối năm.

Ví dụ, với mức giá 12.500 đồng/lít, tiêu thụ khoảng 100 lít/tháng nay giá tăng lên 13.500 đồng/lít thì mức tiêu thụ có giảm không?

Nếu vẫn giữ nguyên mức đó thì người dân đã phải cắt bớt những khoản chi tiêu nào? Lượng xăng dầu nhập khẩu là bao nhiêu kể từ khi tăng giá? Đây là cơ sở khoa học để đánh giá về tác động của tăng giá xăng đến đời sống kinh tế - xã hội. 

Về nguy cơ lạm phát, ông Ánh lưu ý cần phải quan sát thêm, hiện chưa thể dự đoán được. Song, cần lưu ý đến hai yếu tố là một lượng tiền lớn từ gói kích cầu của Chính phủ tung ra và giá cả đầu vào bị đẩy lên, như điện, xăng... Hơn nữa, gần đây giá xăng đã tăng hơn 20% - là một mức đáng kể.

  • Hà Yên - Chi Ca

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email:
bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,