221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1224896
Thu 50% lợi nhuận có từ chênh lệch giá dầu
0
Article
null
Thu 50% lợi nhuận có từ chênh lệch giá dầu
,

 - Nếu giá dầu thô thế giới tăng trên 20%, gấp 1,12 lần so với giá dầu cơ sở, nhà thầu khai thác dầu thô tại mỏ Việt Nam sẽ phải nộp khoản phụ thu bằng 50% khoản lợi nhuận phát sinh nhờ chênh lệch giá.

Cơ chế phụ thu này vừa được Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 17/7.

Vừa qua, các nhà thầu nước ngoài khai thác dầu thô của Việt Nam đã được lợi rất nhiều khi giá dầu thô thế giới tăng cao đột biến. Trong khi, đây là nguồn tài nguyên quý hiếm, không tái tạo, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu ngân sách Nhà nước.

Sẽ thu 50% lợi nhuận có từ chênh lệch giá dầu. (Ảnh: PVN)

Theo cơ chế phân chia sản phẩm dầu khí năm 2008, phần dầu lãi sẽ được chia theo tỷ lệ 50/50 giữa nước chủ nhà và nhà thầu nước ngoài.

Năm 2008, với sản lượng khai thác dầu thô là 15,49 triệu tấn, số dầu lãi được chia là 2,03 triệu tấn, chiếm 13,1% sản lượng. Giá dầu thô cơ sở là 50 USD/thùng.

Giá dầu cơ sở là giá dự tính trong kế hoạch phát triển mỏ được Chính phủ phê duyệt tương ứng hàng năm.

Tại Malaysia, mức phụ thu này là 70%, thực hiện từ 1/10/2008. 

Trung Quốc áp dụng 5 mức : mức 20% khi giá dầu thô từ 40-45 USD/thùng, mức 25% khi giá dầu thô từ trên 45-50 USD/thùng, mức 30% khi giá dầu thô trên 50-55 USD/thùng, 35% khi giá dầu thô từ trên 55-60 USD/thùng, 40% khi giá dầu thô trên 60 USD/thùng. 

Theo tính toán của Chính phủ, trường hợp giá dầu thế giới tăng lên 100 USD/thùng, các nhà thầu nước ngoài được hưởng chênh lệch về giá lên tới 758 triệu USD. Nếu giá dầu lên mức 150 USD/thùng thì khoản chênh lệch này lên tới 1,516 tỷ USD. 

Nếu áp dụng cơ chế phụ thu như trên, khi giá dầu thô trung bình quí là 63 USD/thùng, tăng 1,26 lần, nhà thầu sẽ phải nộp phụ thu là 1.075.500USD.

Còn nếu ở mức 68 USD/thùng, tăng 1,36 lần thì nhà thầu sẽ phải nộp 2.868.000USD.

Tuy nhiên, theo chính sách hiện hành, các nhà thầu này chỉ phải chịu 4 khoản thuế và phí bao gồm: thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế xuất khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các hợp đồng chia sản phẩm dầu khí do Tập đoàn Dầu khí quốc gia thay mặt Chính phủ ký kết với các nhà thầu nước ngoài thường ghi rõ ngoài các loại thuế trên, nhà thầu không phải thực hiện bất kỳ khoản nộp nào khác cho Nhà nước Việt Nam.

Có thể thấy, ngân sách Nhà nước đã lỡ đi một cơ hội tăng thu trước khoản lợi nhuận bất thường mà nhà thầu nước ngoài được hưởng vừa qua.

Tại cuộc họp, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách và các đại biểu tham dự đều nhất trí sẽ ban hành Nghị định qui định khoản phụ thu như trên. Điều này sẽ đảm bảo công bằng giữa dầu thô xuất khẩu và dầu thô tiêu dùng trong nước, cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia.

Tuy vậy, việc đàm phán thay đổi cơ chế chính sách với các nhà thầu nước ngoài không dễ dàng. Ông Nguyễn Văn Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng, cần có giải thích hợp lý với nhà thầu khi triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn  Đức Kiên lưu ý, các dự án khai thác dầu thô đều nằm ngoài biển khơi, sâu nên việc khai thác khó khăn. Do đó, chính sách điều tiết phí phải làm sao vẫn tạo sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực này.

Cơ chế phụ thu này sẽ chỉ áp dụng với các hợp đồng mới, sau khi Nghị định qui định về phụ thu có hiệu lực.

  • Phạm Huyền

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,