221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1225030
Mới có 50% tỉnh, thành “được” kiểm toán
0
Article
null
Mới có 50% tỉnh, thành “được” kiểm toán
,

- Với năng lực hiện nay, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới chỉ “nội soi” việc sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN) được  50% số tỉnh, thành phố và 30% số bộ ngành, cơ quan trung ương.

Mô tả ảnh.
Kinh doanh xăng dầu cần được kiểm toán. Ảnh: Phạm Huyền.
Thông tin trên được nêu trong Đề án xây dựng chiến lược phát triển KTNN đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Đề án này vừa được cơ quan KTNN trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 18/7.

KTNN cho biết, trong mỗi tỉnh hoặc mỗi bộ, cũng mới “chạm” tới được 50% số huyện hoặc số đơn vị dự toán cấp II thuộc bộ. Tại mỗi huyện, hoạt động kiểm toán cũng chỉ “với” tới được 2-3 xã. Tỷ lệ này vừa đạt được trong năm 2007-2008 và cũng là lớn nhất từ trước tới nay của hoạt động kiểm toán.

Trong khi đó, hàng năm, các cơ quan đơn vị quản lý sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước phải được kiểm toán. Luật NSNN đã qui định, các báo cáo quyết toán NSNN, quyết toán ngân sách địa phương phải được kiểm toán trước khi Quốc hội, HĐND phê chuẩn.

Có thể thấy, việc KTNN không đảm trách hết 100% công việc theo yêu cầu như vậy sẽ dẫn tới nguy cơ bỏ lọt những hành vi tham nhũng, gây lãng phí, thất thoát NSNN và đó cũng là tiền đóng góp của dân.

15 năm qua, tổng số tiền do KTNN kiến nghị xử lý là 57.780 tỷ đồng. Trong đó, tăng thu thuế, phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất 12.246 tỷ đồng, tăng thu khác 7.566 tỷ đồng, giảm chi NSNN  7.437 tỷ đồng, ghi thu, ghi chi NSNN 12.099 tỷ đồng, kiến nghị xử lý tài chính khác 18.432 tỷ đồng.

Chính vì vậy, trong đề án chiến lược phát triển, cơ quan này nhấn mạnh nhu cầu cần nâng cao, mở rộng hệ thống cơ quan kiểm toán trên toàn quốc.

Cụ thể, cần thành lập thêm 2 KTNN chuyên ngành, 15 KTNN khu vực  và 2 đơn vị KTNN riêng cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hai cơ quan này sẽ chỉ kiểm toán ngân sách của 2 thành phố do có quy mô ngân sách lớn và số lượng các đơn vị dự toán nhiều.

Nếu đạt được qui mô như trên, KTNN cam kết sẽ đáp ứng yêu cầu cần kiểm toán  100% các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các quận, huyện. Khoảng 30 - 40% các xã, phường, thị trấn sẽ được kiểm toán.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng kiểm toán, KTNN sẽ ban hành Quy chế kiểm soát hoạt động kiểm toán để giám sát đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, thành lập thời báo Kiểm toán nhằm đẩy mạnh tuyên truyền và công khai kết quả kiểm toán. 

Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhất trí với quan điểm và mục tiêu của đề án. Tuy nhiên, nếu KTNN chỉ đặt mục tiêu phát triển chiến lược trong 6 năm tới (2015) là quá ngắn, không hợp lý.

Vì vậy, Uỷ ban yêu cầu đề án đặt mục tiêu dài hơn hơn, phát triển hoạt động KTNN đến năm 2020 hoặc 2025, cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia đang xây dựng giai đoạn 2011-2020. 

  • Phạm Huyền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,